Đổi mới việc quán triệt, học tập và tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết

Thứ sáu - 02/02/2018 13:44
Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng quán triệt, học tập và tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết. Đặc biệt, ngày 20/12/2017 mới đây đã ban hành Đề án 07-ĐA/TU về "Đổi mới công tác học tập và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2017 - 2022".

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn đã triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng quán triệt, học tập và tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết. Đặc biệt, ngày 20/12/2017 mới đây đã ban hành Đề án 07-ĐA/TU về “Đổi mới công tác học tập và tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2017 - 2022”.

 

Đổi mới việc quán triệt, học tập và tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết
Hội nghị trực tuyến học tập quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) diễn ra vào ngày 29/11/2017. Ảnh: Điểm cầu tại Trung tâm Viettel gồm Đảng bộ Thành phố Bắc Kạn, Đảng ủy Các cơ quan tỉnh, Đảng bộ Quân sự, Đảng bộ Công an tỉnh tham dự học.

 

Đa dạng hóa các hình thức học tập

Ngày 29/11/2017, lần đầu tiên một hội nghị học tập nghị quyết được tiến hành trực tuyến từ Trung ương đến cấp huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đó là hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII). Thành phần được tiếp cận, được nghe đã được mở rộng, không chỉ gói gọn là cán bộ lãnh đạo chủ chốt.

Theo Đề án 07-ĐA/TU những nhiệm vụ, giải pháp được đặt ra là nâng cao nhận thức, xác định rõ trách nhiệm của cấp ủy các cấp đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng; đưa công tác học tập, quán triệt và tuyên truyền nghị quyết, chỉ thị của Đảng là tiêu chí quan trọng để đánh giá, phân loại, khen thưởng tổ chức đảng và đảng viên, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tập thể và cá nhân hàng năm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả việc tổ chức quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, bí thư cấp ủy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương phải chịu trách nhiệm việc tổ chức, chỉ đạo, chủ trì việc học tập, nghị quyết, chỉ thị của Đảng tại cấp ủy, cơ quan, đơn vị, địa phương mình. Sau mỗi đợt học tập nghị quyết, đảng viên phải viết bài thu hoạch theo nội dung, yêu cầu cụ thể.

Để nâng cao chất lượng học tập và tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, tỉnh Bắc Kạn đặc biệt chú trọng đến việc đa dạng hóa, đổi mới các hình thức học tập. Tùy theo yêu cầu của từng nghị quyết, chỉ thị để áp dụng hình thức học tập cho phù hợp ở địa phương, đơn vị. Với hình thức học tập truyền thống cũng có nhiều nét mới, không còn tình trạng chỉ “đọc - nghe” thụ động mà báo cáo viên chủ yếu đi vào phân tích những điểm mới, điểm cốt lõi của nghị quyết gắn với thực tế của địa phương, đơn vị. Kết hợp giữa nghe phổ biến, quán triệt với đối thoại giữa người nghe và báo cáo viên. Mỗi buổi học tập phải dành thời gian cho thảo luận, giải đáp thắc mắc.

Tỉnh cũng đã áp dụng hình thức học tập trực tiếp thông qua hệ thống truyền hình, truyền thanh. Với hình thức này giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân học tập, theo dõi trong cùng một thời gian, tiết kiệm kinh phí, tạo sức lan tỏa cao.

Tới đây, tất cả các nghị quyết, chỉ thị chuyên đề do Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cấp ủy ban hành sẽ được biên soạn, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; cấp huyện, cơ sở tùy điều kiện thực tế dùng tài liệu do cấp tỉnh biên soạn, bổ sung thêm những nội dung liên quan của cấp huyện, cơ sở vào tài liệu học tập và đăng tải trên trang thông tin điện tử của địa phương, đơn vị. Theo đó, cán bộ, đảng viên đang công tác ở cơ quan, đơn vị tra cứu tài liệu học tập đã được đăng tải để tự nghiên cứu, học tập sau đó viết thu hoạch và nộp cho cấp ủy trực tiếp quản lý.

Chú trọng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động

Việc học tập, tuyên truyền và đưa các chỉ thị, thị quyết của Đảng có sớm đi vào cuộc sống hay không thì công tác xây dựng chương trình, kế hoạch hành động của cấp ủy thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có vai trò hết sức quan trọng. Theo đó, tại Đề án 07-ĐA/TU đã nêu rõ trước khi ban hành chương trình, kế hoạch hành động, cấp ủy các cấp phải tổ chức thảo luận, xin ý kiến, trước hết trong tập thể cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, mở rộng lấy ý kiến góp ý trong cán bộ đảng viên, nhân dân. Kiên quyết khắc phục tình trạng xây dựng chương trình, kế hoạch hành động qua loa, đại khái, sao chép, thiếu thực tiễn.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch hành động được hoàn thành ngay sau khi học tập, quán triệt nghị quyết, chỉ thị. Các chương trình, kế hoạch hành động của các cấp ủy thực hiện nghị quyết, chỉ thị bảo đảm cụ thể, ngắn gọn, thiết thực, hiệu quả, gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Thể hiện rõ mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, lộ trình; trách nhiệm của tập thể, cá nhân; điều kiện để tổ chức thực hiện và phải có tính khả thi. Khi ban hành phải được quán triệt, triển khai đến toàn thể cán bộ, đảng viên, nhất là các đối tượng trực tiếp triển khai thực hiện.

Theo đồng chí Ma Từ Đông Điền- Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, với việc triển khai, thực hiện Đề án 07-ĐA/TU, mục tiêu đặt ra là mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao trách nhiệm của bản thân trong việc học tập lý luận trong Đảng nói chung và nghị quyết, chỉ thị của Đảng nói riêng. Từ đó, nâng cao nhận thức, phát huy năng lực, tính sáng tạo trong tổ chức thực hiện để đưa nghị quyết, chỉ thị của Đảng vào cuộc sống./.

Tác giả: Nông Vui

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập1,033
  • Máy chủ tìm kiếm117
  • Khách viếng thăm916
  • Hôm nay201,270
  • Tháng hiện tại589,259
  • Tổng lượt truy cập156,705,760
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây