“Sẽ gửi công hàm phản đối”, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin viết trên mạng xã hội Twitter hôm nay (9/8).
Động thái này diễn ra trước chuyến thăm dự khiến của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tới Bắc Kinh trong tháng này, trong đó ông đã cam kết nêu ra phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế trong vụ Philippines kiện Trung Quốc ở Biển Đông hồi năm 2016.
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã ấm lên dưới thời ông Durterte, nhưng ông đang đối mặt với nhiều chỉ trích về cách tiếp cận gây tranh cãi với Bắc Kinh khi tránh đối đầu với vấn đề gai góc trong suốt 3 năm qua, giữa lúc Trung Quốc ngày càng bành trướng trên biển.
Hồi cuối tháng 7, chính phủ Philippines đã trao công hàm phản đối Bắc Kinh vì sự hiện diện của hơn 100 tàu Trung Quốc gần đảo Thị Tứ trên Biển Đông, mà Bộ trưởng Quốc phòng Delfin Lorenzana hôm nay cho biết là đã xảy ra vài lần kể từ tháng 2, mà gần đây nhất là vào tháng 7.
Vụ phản đối mới nhất tập trung vào sự hiện diện kéo dài mới đây của 2 tàu khảo sát của Trung Quốc ngoài khơi bờ biển Thái Bình Dương của Philippines, trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Ngoại trưởng Lorenzana nói với hãng tin ANC rằng, giống các quốc gia khác tiến hành nghiên cứu, đưa tàu chiến gần bờ biển Philippines thì Trung Quốc cần phải thông báo trước cho Manila về việc này.
“Chúng tôi luôn phản đối chính phủ Trung Quốc, để cho họ biết rằng chúng tôi biết những gì họ đang làm và hãy nói cho chúng tôi những gì họ đang làm ở đó, ông Lorenzana nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila hiện chưa bình luận gì về các thông tin trên.
Trước đó, vào tối ngày 8/8, Tổng thống Duterte đã kêu gọi đẩy nhanh việc thiết lập một bộ quy tắc ứng cử (COC) giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á ở Biển Đông để đề phòng các sự cố.
Vào tháng 7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La Hay, Hà Lan ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, bác bỏ các yêu sách chủ quyền phi pháp của Bắc Kinh đối với Biển Đông. Phán quyết này trong luật pháp quốc tế đã vô hiệu hóa yêu sách đơn phương của Trung Quốc dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” đối với hầu hết vùng biển bận rộn của thế giới.
An Bình
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn