Khi bà Nguyen Thi Thu Huyen bắt đầu làm việc tại nhà máy có tên gọi là Công ty may 40 Hà Nội hàng chục năm trước, nơi đây vẫn đang sản xuất giày và đồng phục cho quân đội Việt Nam.
Hiện khu tổ hợp xây từ thời Liên Xô cũ nằm ở ngoài trung tâm Hà Nội đã trở thành một doanh nghiệp may mặc với nhiệm vụ sản xuất hàng triệu sản phẩm mỗi năm cho các thương hiệu thể thao hàng đầu thế giới và đồng phục cho các vận động viên tham dự Thế vận hội của Mỹ.
“Tôi cảm thấy rất tự hào khi xem Olympic và nhìn thấy các sản phẩm của chúng tôi trên hình. Nó có thể không phải chính xác là cái tôi làm, nhưng chắc chắn một trong số chúng do tôi đã tạo nên”, bà Huyen, người bắt đầu làm việc tại nhà máy từ những năm 1990, cho hay.
Trước đây, Bộ Quốc phòng Việt Nam đã đặt cho nhà máy này cái tên X40 và đây được chọn là một trong 3 nhà máy sản xuất đồng phục cho các quân nhân Việt Nam trong thời chiến.
Tuy nhiên, sau sự sụp đổ của Liên Xô, nhà máy quốc doanh này đối mặt với áp lực phải cải tổ để bắt kịp với xu hướng trong tương lai và hướng tới việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài. Thời điểm đó, Việt Nam cũng bắt đầu quá trình “Đổi mới”.
“Họ từng làm giày, áo khoác và lớp phủ tên lửa cho quân đội Việt Nam. Tuy nhiên, khi tôi đến đó vào những năm 1991, nhà máy này đã bắt đầu sản xuất hàng hóa để xuất khẩu”, doanh nhân Australia Jef Stokes, một trong những người thuộc “làn sóng” nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên tới Việt Nam và làm ăn với X40 sau khi Việt Nam mở cửa, cho hay.
Ông Stokes mua lại nhà máy từ năm 2006 và hiện thời nó đã trở thành đối tác sản xuất với nhiều hãng thời trang thể thao nước ngoài lớn cũng như các đội tuyển Olympic tới từ nhiều nước.
“Chúng tôi cung cấp trang phục cho đội tuyển của một số nước lớn. Nhiều ngôi sao thể thao hàng đầu thế giới như Roger Federer, Tiger Woods, Serena Williams, Rafael Nadal nằm trong hợp đồng tài trợ trang phục của các hãng thời trang đối tác của chúng tôi”, ông Stokes nói.
Đức Hoàng
Theo Reuters
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn