Tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom sáng sớm ngày 10/8 xác nhận 5 nhân viên của hãng này đã thiệt mạng và 3 người khác bị thương do một vụ nổ hôm 8/8 trong quá trình thử nghiệm một động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng.
Một phát ngôn viên của Severodvinsk, một thành phố có khoảng 185.000 dân gần hiện trường vụ thử ở vùng Arkhangelsk, được dẫn lời trong một tuyên bố cho biết xảy ra tình trạng gia tăng phóng xạ trong thời gian ngắn vào trưa ngày 8/8 giờ địa phương.
Trong các cuộc phỏng vấn riêng rẽ với Reuters, 2 chuyên gia về hạt nhân tại Mỹ nhận định rằng một vụ nổ tên lửa đẩy nhiên liệu lỏng sẽ không giải phóng phóng xạ.
Họ nghi ngờ rằng vụ nổ và giải rò rỉ phóng xạ là hệ quả của một sự cố xảy ra trong quá trình thử nghiệm một tên lửa hành trình hạt nhân tại một cơ sở thuộc ngoại ô thị trấn Nyonoksa, vùng Arkhangelsk.
“Động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng phát nổ không tạo xa phóng xạ, và chúng tôi biết rằng người Nga đang phát triển một loại động cơ hạt nhân nào đó cho một tên lửa hành trình”, Ankit Panda, một chuyên gia từ Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, nhận định.
Nga gọi tên lửa nói trên là 9M730 Buresvestnik, trong khi NATO gọi là SSC-X-9 Skyfall.
Một quan chức cấp cao giấu tên trong chính quyền Trump nói ông không thể xác nhận hay phủ nhận rằng đã xảy ra một sự cố liên quan tới một tên lửa hành trình hạt nhân của Nga. Nhưng ông này tỏ ra nghi ngờ về giải thích của Moscow.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến tại miền bắc nước Nga, nhưng các khẳng định của Nga rằng mọi điều đang bình thường lại khiến chúng tôi lo lắng”, ông nói.
Quan chức trên nói thêm, sự cố nói trên làm gợi nhớ tới vụ nổ năm 1986 tại nhà máy hạt nhân Chernobyl tại Ukraine, khi đó thuộc Liên Xô. Vụ nổ đã gây ô nhiễm phóng xạ trong khoảng 9 ngày.
Jeffrey Lewis, giám đốc Chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân Đông Á thuộc Viện nghiên cứu quốc tế Middlebur, cho hay, dựa trên các bức ảnh vệ tinh thương mại và các dữ liệu khác, ông tin rằng sự cố trên xảy ra trong quá trình thử nghiệm một tên lửa hành trình hạt nhân.
Sử dụng các bức ảnh vệ tinh, ông và nhóm của ông cũng quả quyết rằng Nga hồi năm ngoái dường như đã dỡ bỏ một cơ sở thử nghiệm phóng tên lửa tại một địa điểm ở Novaya Zemlya và di dời nó tới cơ sở gần Nyonoksa.
Tổng thống Putin đã đề cập tới tới tên lửa hành trình hạt nhân nói trên trong một bài phát biểu trước quốc hội Nga vào tháng 3/2018, mà ông ca ngợi là sự phát triển của một loạt vũ khí chiến lược mới uy lực.
Theo ông Putin, tên lửa đã được thử nghiệm thành công vào cuối năm 2017, có tầm xa không giới hạn và bất khả chiến bại trước tất cả các hệ thống phòng thủ và phòng không tên lửa tiềm tàng và hiện có.
An Bình
Theo Reuters
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn