Cơ sở mô phỏng mưa lớn nhất thế giới nằm tại Tsukuba, Nhật Bản, có 550 vòi phun, có thể tạo trận mưa 300mm mỗi giờ, thậm chí dịch chuyển để nghiên cứu lở đất.
Mưa nhiều trong thời gian ngắn như mưa sau bão, có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng. Các nhà khoa học tại NIED* sử dụng hệ thống mô phỏng lượng mưa để nghiên cứu và hy vọng có thể ngăn ngừa.
Hệ thống mô phỏng mưa lớn nhất thế giới thực tế là một nhà kho khổng lồ được trang bị 550 voi phun gắn trên mái. Các vòi phun này có 4 lỗ với đường kính khác nhau, ảnh hưởng đến việc giọt mưa rơi nhanh như thế nào.
Hệ thống cho phép các nhà khoa học có thể kiểm soát cường độ mưa từ 15mm một giờ đến 300mm một giờ. Trên thực tế, lượng mưa lớn nhất từng đo được trong một giờ xảy ra vào ngày 22/6/1947, khi 305mm mưa trút xuống thị trấn Holt, Missouri.
Các nhà khoa học sử dụng hệ thống vào nghiên cứu và phòng chống lở đất, kiểm tra cách drone bay trong điều kiện mưa gió.
Ngoài ra, hệ thống tạo mưa nhân tạo này còn được dùng để thử nghiệm xe tự lái. Dựa vào dữ liệu thu được, các kỹ sư có thể cải tiến phần cứng và phần mềm giúp xe phát hiện nhiều vật thể khác nhau. Hai cách chính mà xe tự lái dùng để phát hiện những chiếc xe khác, đèn giao thông và người đi bộ là dùng camera hoặc cảm biến laser Lidar. Với cả hai cách này, mưa có thể làm giảm tầm nhìn và độ chính xác. Vì vậy thử nghiệm chúng trong môi trường có thể lặp lại nhiều lần giúp các kỹ sư phát hiện giải pháp ứng phó với thách thức về thời tiết này.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn