Thông thường, bạn có thể thực hiện các lệnh trong Command Prompt không yêu cầu quyền Admin. Tuy nhiên, trong trường hợp cần chạy một lệnh yêu cầu quyền Admin, bạn phải mở cửa sổ Command Prompt dưới quyền Admin.
Để mở CMD Administrator trên Windows có rất nhiều cách, dưới đây Quantrimang.com sẽ hướng dẫn bạn cách mở và chạy Command Prompt bằng quyền Admin trên Windows 7, XP, Windows 8/8.1, Windows 10.
Cách mở cửa sổ Command Prompt này có thể áp dụng trên tất cả các phiên bản Windows từ XP, Windows 7, đến Windows 10, bạn làm như sau:
cmd
. Ctrl
+Shift
+Enter
để mở CMD dưới quyền Admin. Hoặc chuột phải lên kết quả chọn Run as Administrator.Cửa sổ cmd được mở với quyền Admin sẽ có thêm chữ Administrator ở trên cùng, như hình dưới đây:
Để mở Command Prompt dưới quyền Admin trên Windows 8 và Windows 10, đầu tiên bạn kích chuột phải vào nút Start (nằm ở góc dưới cùng bên trái màn hình) sau đó chọn Command Prompt (Admin).
Lưu ý: Bạn có thể nhấn tổ hợp phím Windows + X để mở Menu tùy chọn.
Lúc này trên màn hình sẽ xuất hiện cửa sổ Command Prompt Administrator cho phép bạn khởi chạy các câu lệnh dưới quyền Admin.
Lưu ý: Với một số phiên bản Windows 10 mới hơn, Command Prompt đã bị thay thế bằng Windows PowerShell trong menu X, vì thế bạn có thể chọn Windows PowerShell (Admin) không sao cả, nó vẫn thực hiện đầy đủ các chức năng của cmd.
Để mở Command Prompt dưới quyền Admin trên Windows 10, đầu tiên bạn nhập cmd
vào khung Seach trên Start Menu hoặc trên thanh Taskbar, sau đó kích chuột phải vào Command Prompt chọn Run as administrator.
Nếu bạn dùng Windows 10 với các phiên bản mới nhất thì nút Run as administrator sẽ hiện ngay khi bạn search ra Command Prompt như thế này.
Trên màn hình Desktop, bạn click vào Start nằm ở góc dưới cùng bên trái màn hình.
Trên giao diện Start Screen, bạn nhập từ khóa command prompt
vào khung Search.
Lúc này trên màn hình bạn sẽ nhìn thấy Command Prompt. Kích chuột phải vào Command Prompt chọn Run as administrator.
Quay trở lại màn hình Desktop. Nếu hộp thoại User Account Control xuất hiện, bạn click chọn Yes để tiếp tục.
Lưu ý: Nếu hộp thoại không xuất hiện có thể là do cài đặt User Account Control trên máy tính của bạn.
Lưu ý: Bạn sẽ không cần biết mật khẩu của tài khoản admin với tùy chọn này.
Bước 1: Khởi động từ USB cài đặt Windows 10 hoặc file ISO nếu trong máy ảo.
Bước 2: Thực hiện bước 3 hoặc bước 4 bên dưới, tùy thuộc vào cách bạn muốn mở Command Prompt khi boot.
Bước 3: Khi bạn thấy Windows Setup, bấm tổ hợp phím Shift
+F10
.
Bước 4: Khi bạn thấy Windows Setup, bấm vào Next.
Sau đó, nhấp vào Repair your computer và chuyển đến bước 2 trong phần Tùy chọn 2 bên dưới.
Lưu ý: Bạn sẽ cần biết mật khẩu của tài khoản admin với tùy chọn này.
Bước 1: Boot vào Advanced Startup Options.
Bước 2: Nhấp vào tùy chọn Troubleshoot.
Bước 3: Nhấp vào Advanced options.
Bước 4: Nhấp vào tùy chọn Command prompt.
Bước 5: Nếu bạn đã boot vào Advanced Startup từ bên trong Windows 10, thì máy tính sẽ khởi động lại. Nhấp vào quản trị viên cục bộ được liệt kê mà bạn muốn cung cấp thông tin đăng nhập, nhập mật khẩu của tài khoản và nhấn vào Continue.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn