7 tài khoản bắt buộc phải bật tính năng xác thực hai lớp

Chủ nhật - 07/04/2024 12:13

Xác thực hai lớp (Two-Factor Authentication - 2FA) là một biện pháp bảo mật bổ sung được sử dụng để bảo vệ các tài khoản quan trọng của người như Facebook, Gmail… khỏi các cuộc tấn công đánh cắp tài khoản, thậm chí ngay cả khi mật khẩu đã bị rò rỉ.

7 tài khoản quan trọng bạn nên bật tính năng xác thực hai lớp.

1. Email

Tài khoản email có thể chứa thông tin bí mật, tài liệu cá nhân, báo cáo tài chính… và là phương pháp khôi phục hoặc xác minh cho các tài khoản trực tuyến quan trọng.

Vì vậy, nếu email của bạn bị xâm phạm, tin tặc có thể lấy cắp thông tin để tống tiền và đặt lại mật khẩu các tài khoản được liên kết và xâm nhập.

Xác thực 2 lớp trên Gmail

2. Tài khoản mạng xã hội

Các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Zalo, X… nếu bị xâm phạm, tin tặc có thể sử dụng các thông tin riêng tư, hình ảnh, tin nhắn… để lừa đảo người khác, gây tổn hại đến danh tiếng của bạn.

Vì vậy, người dùng nên bật tính năng xác thực hai lớp ngay trong phần cài đặt của đa số các nền tảng mạng xã hội hiện nay.

3. Dịch vụ lưu trữ đám mây

Dịch vụ lưu trữ đám mây thường được người dùng sử dụng để lưu tài liệu cá nhân, ảnh và video riêng tư, tài liệu kinh doanh bí mật… Việc bật tính năng xác thực hai lớp sẽ bảo vệ bạn khỏi hành vi trộm cắp danh tính trong trường hợp tài khoản bị xâm phạm.

4. Các ứng dụng mua sắm

Nếu kẻ gian có quyền truy cập vào tài khoản của bạn, họ có thể mua hàng và giao hàng đến địa chỉ của họ, đánh thông tin thẻ tín dụng đã lưu của bạn và thực hiện các giao dịch mua trái phép bên ngoài ứng dụng mua sắm.

Ngoài ra, trong tài khoản mua sắm thường lưu trữ thông tin cá nhân như địa chỉ, số điện thoại và họ tên đầy đủ nên kẻ xấu có thể sử dụng thông tin này để đánh cắp danh tính.

5. Ứng dụng liên quan đến công việc

Các tài khoản liên quan đến công việc cũng vô cùng quan trọng bởi chỉ cần một vi phạm cũng có thể làm gián đoạn hoạt động của công ty, và gây nguy hiểm cho công việc.

Ví dụ, kẻ xấu có thể phát tán thông tin sai lệch trong toàn công ty dưới tên của bạn.

6. Trình quản lý mật khẩu

Trình quản lý mật khẩu là kho lưu trữ trung tâm, lưu trữ tất cả mật khẩu tài khoản của bạn vì vậy có vai trò vô cùng quan trọng. Bất kỳ vi phạm nào làm lộ mật khẩu chính hoặc khóa bí mật đều có thể cho phép tin tặc ăn cắp tất cả mật khẩu của bạn, từ đó truy cập vào mọi tài khoản có thông tin đăng nhập được lưu trữ trong trình quản lý mật khẩu.

7. Ứng dụng ngân hàng, tài chính, ví điện tử

Một trong những mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc là các ứng dụng tài chính - ngân hàng để ăn cắp tiền của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây