Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016

Thứ tư - 07/06/2017 01:46
Kể từ ngày 1/6/2017, Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương, 106 điều chính thức có hiệu lực, đây được xem là bộ luật tiên phong trong công tác bảo vệ trẻ em. Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 được phát động với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” nhằm từng bước đưa luật vào cuộc sống.

Kể từ ngày 1/6/2017, Luật Trẻ em năm 2016 gồm 7 chương, 106 điều chính thức có hiệu lực, đây được xem là bộ luật tiên phong trong công tác bảo vệ trẻ em. Tháng hành động vì trẻ em năm 2017 được phát động với chủ đề “Triển khai Luật trẻ em và phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em” nhằm từng bước đưa luật vào cuộc sống.

Thực hiện Luật Trẻ em năm 2016

Luật Trẻ em 2016 chính thức có hiệu lực từ 1/6/2017

Theo thống kê, toàn tỉnh hiện có 71.135 trẻ em. Những năm qua, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được tỉnh ta triển khai toàn diện ở các cấp, các ngành và các địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Luật Trẻ em 2016 (thay thế Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trước đây) có nhiều điểm mới. Trước tiên, tăng số lượng chương, mục, điều, khoản, điểm và bổ sung thêm việc giải thích từ ngữ, bổ sung thêm các quyền của trẻ em, các hoạt động của Nhà nước, công dân đảm bảo một cách tốt nhất việc thực hiện quyền của trẻ em. Sự phát triển những nội dung này làm rõ hơn các quyền của trẻ em, nhất là sự tham gia của trẻ em đối với các vấn đề về trẻ em và các nhóm đối tượng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, để trên cơ sở đó quy định chi tiết, cụ thể về chính sách hỗ trợ và can thiệp kịp thời đối với các hành vi gây ảnh hưởng, tác động, vi phạm quyền trẻ em.

Đáng chú ý, một trong những quyền được quy định trong Luật Trẻ em là quyền bí mật đời sống riêng tư. Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Trẻ em được pháp luật bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác; được bảo vệ và chống lại sự can thiệp trái pháp luật đối với thông tin riêng tư (quy định cụ thể trong Nghị định 56/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em).

Điều này nhằm để các bậc phụ huynh và những người đưa ảnh, thông tin về trẻ lên các trang mạng xã hội không nên xem nhẹ việc có thể vô tình tạo nên “cái bẫy” nguy hiểm đối với chính con em mình. Điều 54 Luật Trẻ em cũng quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, cung cấp sản phẩm, dịch vụ thông tin, truyền thông và tổ chức các hoạt động trên môi trường mạng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em theo quy định của pháp luật. Điều 87 của Luật này quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử và các phương tiện thông tin khác. 

Không bị giới hạn bởi độ tuổi, trẻ em cũng có quyền được tiếp cận thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp; có quyền tìm kiếm, thu nhận các thông tin dưới mọi hình thức theo quy định của pháp luật và được tham gia hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi, mức độ trưởng thành, nhu cầu, năng lực của trẻ em.

Đặc biệt, Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em là Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và đó cũng là tổ chức giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em.

Ngoài ra, Luật quy định cụ thể trách nhiệm chủ trì, trách nhiệm phối hợp của các cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân và cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm thực hiện quyền trẻ em; việc tổ chức phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, tổ chức, giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề trẻ em, thực hiện quyền trẻ em.

Đồng chí Văn Phúc Thụ - Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: Để thực hiện đúng Luật Trẻ em, đưa Luật vào thực tiễn đời sống, các cấp, ngành, địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục từ phía gia đình tới cộng đồng dân cư nhằm giúp nhân dân nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật. Ngoài ra, đặc biệt chú trọng tuyên truyền tại các trường học để trẻ em biết tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân.

Ngành chức năng cũng khuyến cáo, cách tiếp cận phổ biến và tinh vi mà các đối tượng xâm hại trẻ em sử dụng hiện nay là thông qua hệ thống mạng xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, với số lượng người tham gia mạng xã hội chiếm 31% dân số thì nguy cơ trẻ em bị xâm hại từ chính những hình ảnh mà người thân phát tán là đáng báo động. Do vậy, Điều 100 Luật Trẻ em ghi rõ: Cha, mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm chấp hành các quyết định, biện pháp, quy định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để bảo đảm sự an toàn, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ. 

Có thể nhận thấy, Luật Trẻ em 2016 đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thúc đẩy việc thực hiện ngày càng tốt hơn những quyền cơ bản của trẻ em mà Việt Nam là một trong các quốc gia phê chuẩn Công ước về Quyền trẻ em của Liên hợp quốc. Từ những việc làm thiết thực, cụ thể dành cho trẻ sẽ là sự động viên khích lệ kịp thời, tạo môi trường để trẻ phát triển toàn diện./.

Tác giả: Thu Trang

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập505
  • Máy chủ tìm kiếm108
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay57,954
  • Tháng hiện tại3,741,304
  • Tổng lượt truy cập155,776,908
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây