Bắc Kạn: Đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng

Thứ tư - 09/08/2017 13:20
Nhằm tăng cường công tác quản lý đối với lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, tỉnh Bắc Kạn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò nung gạch đất sét và các lò nung vôi thủ công.

Nhằm tăng cường công tác quản lý đối với lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn, tỉnh Bắc Kạn đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò nung gạch đất sét và các lò nung vôi thủ công.

Theo kế hoạch 301/KH-UBND ngày 09/9/2016 của UBND tỉnh, lộ trình chấm dứt hoạt động của các lò nung thủ công sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh như sau: Kể từ ngày 01/10/2016, không cấp phép mới, không gia hạn việc tận dụng đất sét trong công tác cải tạo đồng ruộng, đất đào từ các công trình nuôi trồng thủy sản, kênh mương, ao, hồ để sản xuất gạch, ngói bằng lò thủ công. Kể từ ngày 31/12/2016, chấm dứt hoạt động của các lò gạch nung thủ công, thủ công cải tiến tại khu vực thành phố, thị trấn, thị tứ, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu. Kể từ ngày 31/12/2017, chấm dứt hoạt động của các lò gạch nung thủ công, thủ công cải tiến tại các khu vực còn lại.

Cũng theo kế hoạch trên, các địa phương không cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các tổ chức, cá nhân tham gia về sản xuất vôi bằng lò thủ công gián đoạn, thủ công liên hoàn. Kể từ ngày 31/12/2019, chấm dứt hoạt động của các lò nung thủ công gián đoạn, thủ công liên hoàn sản xuất vôi trên địa bàn toàn tỉnh.

Bắc Kạn: Đẩy nhanh tiến độ xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng
 Do đã tập kết vật liệu tại mặt bằng nên một số lò gạch nung thủ công vẫn hoạt động
trên cơ sở nguyên liệu sẵn có

Theo thông tin từ Sở Xây dựng, tính đến cuối năm 2016, toàn tỉnh có 96 lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng, gồm 94 lò nung sản xuất gạch thủ công và 02 lò sản xuất vôi. Trong đó, có 50 lò gạch thủ công phải dừng hoạt động sản xuất trước ngày 31/12/2016 do các lò này nằm ở khu vực thành phố, gần khu dân cư và gần khu vực canh tác trồng lúa, hoa màu; 44 lò được phép hoạt động đến 31/12/2017. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 6 năm 2017, toàn tỉnh mới xóa bỏ được 16 lò trong tổng số 50 lò gạch nung phải dừng hoạt động trước ngày 31/12/2016.

Bạch Thông là một trong những địa phương có khá nhiều lò nung vật liệu xây dựng thủ công (đầu năm 2016, toàn huyện có 33 lò gạch và 02 lò nung vôi) Thực hiện chủ trương của tỉnh, huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với UBND các xã có cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng bằng lò nung thủ công trên địa bàn tổ chức đi kiểm tra, rà soát đồng thời tuyên truyền, vận động cho các chủ cơ sở biết và cam kết thực hiện theo lộ trình: 04 lò gạch thủ công phải phá dỡ ngay vì không có giấy phép kinh doanh, 03 lò đến 31/12/2016 phải phá dỡ, 16 lò được hoạt động đến ngày 31/12/2016, 08 lò được hoạt động đến 31/12/2017, 02 lò nung vôi thủ công được hoạt động đến ngày 31/12/2019.

Kết quả, đến nay toàn huyện Bạch Thông mới xóa bỏ được 07 lò gạch nung thủ công. Hiện nay, trên địa bàn huyện còn 24 lò gạch và 02 lò vôi nung thủ công; trong đó chỉ có 08 lò gạch được phép hoạt động đến 31/12/2017, số lò gạch nung còn lại lẽ ra phải chấm dứt hoạt động từ sau 31/12/2016.

Trước thực trạng chậm xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất VLXD trên địa bàn, ngành chức năng của tỉnh cho biết: Nguyên nhân các cơ sở sản xuất chậm thực hiện tiến độ dừng hoạt động sản xuất và tự tháo dỡ lò nung thủ công, trả lại mặt bằng theo đúng lộ trình được xác định là do các hộ sản xuất, kinh doanh gạch nung thủ công đã tập kết vật liệu tại mặt bằng nên các lò gạch nung thủ công vẫn hoạt động trên cơ sở nguyên liệu sẵn có; các cơ sở sản xuất gạch nung thủ công chưa có ý thức chấp hành, tự giác xóa bỏ lò gạch đất sét nung đúng theo quy định; công tác tuyên truyền, quán triệt chính sách về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động làm việc tại các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng tại các địa phương chưa được kịp thời, sâu rộng; nhiều nơi, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm, vào cuộc nên việc phổ biến, tuyên truyền, vận động cho nhân dân còn nhiều hạn chế; đa phần người lao động tại các lò nung thủ công là lao động phổ thông chưa qua đào tạo ngành nghề nên việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp rất khó khăn.

Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh và các địa phương đang đẩy mạnh tuyên truyền các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý, đầu tư sản xuất kinh doanh, định hướng sản xuất vật liệu xây dựng; tuyên truyền lộ trình chấm dứt hoạt động các lò nung thủ công sản xuất VLXD để người dân, các cơ sở sản xuất kinh doanh hiểu được và tự giác thực hiện kế hoạch xóa bỏ các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn./

Tác giả: Hương Dịu

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập786
  • Máy chủ tìm kiếm60
  • Khách viếng thăm726
  • Hôm nay210,792
  • Tháng hiện tại1,477,068
  • Tổng lượt truy cập157,593,569
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây