Cụ thể, theo định nghĩa các dòng xe quy định tại Điều 3 của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu đường bộ - QCVN 41:2019/BGTVT (thay thế cho QCVN 41:2016/BGTVT) sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 1/7 tới đây, thì:
- Xe bán tải (xe pickup), xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông dưới 950 kg, xe 3 bánh có khối lượng bản thân lớn hơn 400 kg, trong tổ chức giao thông, được xem là xe con.
- Ô tô tải (hay còn gọi là xe tải) là xe ô tô có kết cấu và trang bị chủ yếu để chuyên chở hàng hóa (bao gồm cả ô tô đầu kéo, ô tô kéo rơ moóc và các loại xe như xe PICK UP, xe tải VAN có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông từ 950 kg trở lên).
Tại thời điểm trước 1/7, xe bán tải (xe pickup) được định nghĩa theo quy định khối lượng chuyên chở cho phép là dưới 1.500 kg và dưới 5 chỗ ngồi. Như vậy, sau khi QCVN 41:2019/BGTVT được áp dụng, những xe có khối lượng chuyên chở cho phép trên 950 kg sẽ được liệt vào danh sách xe tải.
Như vậy, với định nghĩa mới này có hiệu lực kể từ ngày 1/7 tới đây thì việc được xếp vào danh sách cách dòng ôtô tải sẽ ảnh hưởng đến phạm vi hoạt động trong nội đô thành phố của một số mẫu xe bán tải được bán ra tại thị trường Việt Nam.
Dòng xe bán tải Ford Ranger XLS 2015 sẽ trở thành xe tải. |
Theo đó, những mẫu xe bán tải có khối lượng hàng chuyên chở trên 950 kg sẽ được xếp vào danh sách xe tải và sẽ phải tuân thủ quy định về cấm hoạt động trong nội đô (Hà Nội và TP HCM) ở khung giờ cố định.
Tại thị trường Việt Nam, sẽ có một số mẫu xe bán tải gặp khó với quy định trên bởi chúng sẽ thành xe tải như: Ford Ranger XLS 2013 có khối lượng hàng chuyên chở ở mức 991 kg, Ford Ranger XLS 2015 là 957 kg.
Cũng với quy định trên, nhóm xe tải nhẹ 1,25 tấn sẽ được coi là xe tải nói chung và cũng phải tuân thủ khung giờ hoạt động theo quy định.
Tác giả: V.Cường
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn