Trong thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phía nước ngoài cấp hộ chiếu và công nhận quốc tịch (căn cứ vào pháp luật riêng của từng nước, có nước không bắt buộc công dân Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch) nên việc công dân Việt Nam có 2 quốc tịch và sử dụng đồng thời 2 hộ chiếu là không trái với quy định của pháp luật. |
Ngày 15/2, N.H.N sử dụng 2 hộ chiếu trên làm thủ tục hàng không và xuất cảnh trên chuyến bay VN0055 theo hành trình từ Nội Bài sang Anh. Ngày 2/3/2020, trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Nội Bài, hành khách N.H.N tiếp tục sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh.
Sau khi đi qua khu vực kiểm dịch y tế, đến khu vực làm thủ tục nhập cảnh, cán bộ, chiến sỹ Công an CKCHKQT Nội Bài đã kiểm tra kỹ các trang của hộ chiếu, không phát hiện có dấu kiểm chứng nhập xuất cảnh của Italy cho nên đã giải quyết nhập cảnh bình thường, không phát hiện được hành khách này đã đi qua vùng dịch.
Dựa theo quy định hiện hành, Anh không thuộc khối Schengen nhưng vẫn giữ quy chế EU đến hết ngày 31/12/2020, vậy nên các công dân thành viên EU được đi lại tự do trong khối mà không cần visa và không đóng dấu kiểm chứng xuất nhập cảnh trên hộ chiếu.
Để thuận lợi cho việc đến và đi các nước trên, nhiều khả năng N.H.N đã sử dụng hộ chiếu Anh để đến các nước trên theo hình thức miễn thị thực (trong hộ chiếu Việt Nam của N.H.N không có thị thực Schengen) và khi nhập cảnh Việt Nam, N.H.N sử dụng hộ chiếu Việt Nam để làm thủ tục tại Cửa khẩu Nội Bài.
Theo cán bộ Công an CKCHKQT Nội Bài, việc hành khách không khai báo trung thực, chính xác có thể bị xử lý hành chính hoặc hình sự tùy mức độ. |
Nhiều độc giả sau đó cũng đã gửi câu hỏi tới Tòa soạn, thắc mắc “những trường hợp nào được cấp 2 hộ chiếu?”; “việc sử dụng 2 hộ chiếu như bệnh nhân nhiễm dịch COVID-19 thứ 17 N.H.N khi xuất, nhập cảnh đã ảnh hưởng đến việc kiểm soát người đi lại qua vùng dịch?”; “sau sự việc này, đơn vị đã có giải pháp gì?”; “hiện đơn vị đã có cảnh báo gì tới người dân khi sử dụng hộ chiếu cũng như việc đi lại, khai báo y tế?”...
Ngày 12/3, trao đổi với PV, Thượng tá Nguyễn Thị Bình Phương, cho biế: Dựa vào quy định của pháp luật Việt Nam, công dân Việt Nam chỉ mang một quốc tịch Việt Nam. Vì thế mỗi công dân Việt Nam chỉ có một hộ chiếu là hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ngoại lệ Việt Nam vẫn cho phép công dân được mang hai quốc tịch, đây là điểm mới được quy định trong Luật quốc tịch năm 2008 có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, theo đó công dân Việt Nam có quyền giữ lại quốc tịch gốc và họ vẫn có quyền nhập quốc tịch ở quốc gia đang sinh sống.
Việc hành khách không khai báo trung thực sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng. |
Trong thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phía nước ngoài cấp hộ chiếu và công nhận quốc tịch (căn cứ vào pháp luật riêng của từng nước, có nước không bắt buộc công dân Việt Nam phải từ bỏ quốc tịch) nên việc công dân Việt Nam có 2 quốc tịch và sử dụng đồng thời 2 hộ chiếu là không trái với quy định của pháp luật.
Khuyến cáo từ Công an CKCHKQT Nội Bài với người dân trong việc sử dụng hộ chiếu cũng như việc khai báo y tế: Đối với những người có hộ chiếu Việt Nam đồng thời có hộ chiếu nước ngoài, khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu cần xuất trình cả hộ chiếu Việt Nam và hộ chiếu nước ngoài để cơ quan kiểm soát xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu kiểm tra, kiểm soát. Có như vậy lực lượng chức năng tại cửa khẩu mới nắm rõ được lịch trình đi lại của công dân trước khi nhập cảnh Việt Nam. Ngoài ra, công dân khi làm thủ tục xuất, nhập cảnh cần có ý thức tự giác, khai báo y tế trung thực; việc làm đó cũng là góp phần thiết thực chung sức cùng cộng đồng phòng chống dịch COVID-19. |
Tác giả: X.Mai - X.Trường
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn