Ai đó đã gửi cho bạn một liên kết (link). Nó trông có vẻ ổn nhưng nó có thực sự an toàn không? Cho dù người gửi đó là một người bạn biết hay một người lạ, nếu đó là một liên kết mà bạn không mong đợi, thì bạn cũng đừng vội nhấp vào liên kết đó.
Email, SMS, Facebook, Twitter hoặc một số mạng xã hội hay công cụ cộng tác khác… bất kể bạn đang sử dụng gì, đều có thể cho những kẻ lừa đảo và người gửi spam cơ hội gửi liên kết cho bạn. Phần lớn các liên kết này có thể an toàn. Nếu không thì chúng có thể gây ra thảm họa rất lớn.
Một trong những vấn đề liên quan đến bảo mật phát triển nhanh nhất hiện nay là phần mềm ransomware, thường bị lây lan bởi những người vô tình nhấp vào các liên kết nguy hiểm. Phần mềm độc hại và lừa đảo cũng là những rủi ro lớn.
Bạn nên cảnh giác với tất cả các hoạt động trực tuyến của mình, và một số công cụ trợ giúp có thể giúp ích cho bạn trong việc này.
Có hai loại URL.
Việc liên kết mà bạn nhận được là URL chuẩn hay rút gọn không quan trọng. Nếu nó nguy hiểm theo bất kỳ cách nào, công cụ kiểm tra liên kết sẽ cảnh báo bạn về điều này. Nếu các liên kết đưa bạn đến trang web có hại, công cụ kiểm tra liên kết sẽ đánh dấu trang này ngay lập tức. Tương tự như vậy, các liên kết trực tiếp tới phần mềm độc hại, ransomware và các rủi ro khác cũng cần được báo cáo bằng các công cụ này.
Một số trang web có sẵn để giúp bạn khám phá sự thật về những liên kết “tinh ranh” đó. 4 trang web sau đây đều là những lựa chọn được yêu thích, nhưng bạn cũng nên kiểm tra bằng nhiều trang tại bất kỳ thời điểm nào, để chắc chắn bạn nhận được kết quả chính xác nhất.
Nếu bạn muốn nhận được khuyến nghị bảo mật từ công ty bảo mật nổi tiếng thế giới Kaspersky, bạn nên thử VirusDesk của họ. Đây là một công cụ với hai mục đích: Không chỉ kiểm tra các liên kết đến các trang web có an toàn không, mà nó kiểm tra cả các file đáng ngờ. Một cách dễ dàng, nó cung cấp cả hai tính năng này thông qua trường dán/kéo và thả liên kết chuyên dụng.
Để sử dụng Kaspersky VirusDesk kiểm tra liên kết, hãy nhập URL và nhấp vào Scan. Bạn sẽ nhanh chóng được thông báo liệu URL mục tiêu có an toàn hay không. Nếu bạn có lý do để không đồng ý với kết quả “Safe”, bạn có thể nhấp vào nút “I disagree with the scan results”. Điều này sẽ nhắc nhở các nhà nghiên cứu Kaspersky tìm hiểu thêm. Họ sẽ cho bạn biết về những phát hiện mới qua email, nếu bạn để lại địa chỉ của mình.
Google có thể không phải là công ty có ý thức bảo mật cao nhất trên thế giới, nhưng Google cung cấp dịch vụ kiểm tra liên kết rất hữu ích. Dịch vụ Transparency Report của Google cung cấp một trường chuẩn mà bạn có thể nhập URL bạn quan tâm vào đó.
https://transparencyreport.google.com/safe-browsing/search?url=quantrimang.com
Bạn chỉ cần thay quantrimang.com bằng URL của website hoặc link muốn kiểm tra, rồi dán vào thanh địa chỉ của trình duyệt. Vài giây sau, kết quả - được thu thập bởi trình thu thập dữ liệu web của Google - sẽ cho bạn biết liệu trang web đó có đáng tin cậy hay không.
Cùng với phần mềm độc hại (malware), Google Transparency Report sẽ cảnh báo bạn về các rủi ro lừa đảo. Bạn có đang ngại về việc vô tình cung cấp thông tin cá nhân của mình không? Lừa đảo (Phishing) có thể là mối lo ngại lớn hơn cả phần mềm độc hại, do đó, hãy đảm bảo rằng trang web bạn đang định truy cập không lấy cắp danh tính của bạn.
Một cách đơn giản khác là sử dụng dịch vụ hosts-file.net. Chỉ cần nhập tên trang web vào hộp tìm kiếm và ấn nút Search, cơ sở dữ liệu của hệ thống sẽ cho bạn biết nếu trang web kiểm tra đã được sử dụng để phát tán các phần mềm độc hại hoặc tấn công lừa đảo. HpHosts cung cấp cho bạn thông tin chi tiết hơn so với Google Safe Browsing.
Hai dịch vụ hoàn hảo khác là safeweb.norton.com từ Symantec – cho biết sự an toàn của một trang web, liệt kê các mối đe dọa, phần mềm độc hại, virus, rủi ro bảo mật... và unmaskparasites.com – xác minh tính an toàn của cả trang web và cung cấp danh sách chi tiết các liên kết cùng độ an toàn của nó (safe).
Nhiều bộ bảo mật còn được đi kèm với trình duyệt thông qua các add-on để kiểm tra các link khi bạn ghé qua. Chúng hoạt động khá tốt ở chức năng quét kết quả tìm kiếm của bạn và thêm các biểu tượng để chỉ ra liên kết có được an toàn hay không. Bạn có thể tải về công cụ AVG LinkScanner dành cho hệ điều hành Windows hoặc máy Mac (miễn phí), với những thiết bị Android bạn có thể sử dụng hai tiện ích miễn phí là Mobilation Android app hoặc Lookout Mobile Security. Cả hai ứng dụng này đều có chức năng chặn các liên kết độc hại trên thiết bị chạy Android.
Đáng tiếc là với người dùng iPhone và iPad của Apple, mặc dù lừa đảo trên mạng xã hội đã được chứng minh là có thể xảy ra trên các thiết bị iOS không bị jailbroken, tuy nhiên Apple vẫn không cho phép các ứng dụng kiểm tra liên kết như vậy.
Trên đây là những công cụ kiểm tra liên kết tốt nhất. Hãy chắc chắn kiểm tra các liên kết trước khi bạn truy cập vào để tránh các rủi ro về bảo mật bằng một trong các công cụ này, thay vì chỉ dùng những công cụ kiểm tra xem trang web đó có bất kỳ liên kết nào bị hỏng nào hay không. Đó không phải những gì bạn đang tìm kiếm!
Những gì bạn cần sử dụng là các công cụ phát hiện rủi ro đến từ phần mềm độc hại, phishing và cung cấp kết quả mà bạn có thể chia sẻ với người khác. Chắc chắn rằng các công cụ này sẽ cung cấp sự xác nhận bạn cần khi kiểm tra các liên kết có khả năng gây nguy hiểm.
Tuy nhiên, danh sách này có thể chưa đầy đủ. Bạn có công cụ kiểm tra liên kết nào khác muốn chia sẻ với chúng tôi không? Bạn đã từng bị tấn công bởi một liên kết nguy hiểm và mất dữ liệu vì nó chưa? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
Xem thêm:
Nguồn tin: quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn