Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở

Thứ năm - 14/12/2017 06:04
Rất đông người dân đã “rồng rắn” xếp hàng từ sáng sớm trong không gian “Ngày của phở Việt Nam” tại quận Phú Nhuận để được thưởng thức những sợi phở tươi làm tại chỗ cũng như tìm hiểu và nhìn lại chặng đường phát triển của phở Việt.

12/12 được chọn là ngày của Phở Việt

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở
Thực khách yêu phở xếp hàng dài để được trải nghiệm những sợi phở tươi
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 2
Ngoài được thưởng thức phở, thực khách còn được cung cấp thông tin về những nguyên liệu làm nên hương vị phở…
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 3
…cũng như lướt qua chặng đường phát triển của món phở Việt trứ danh

Chia sẻ tại hội thảo " Con đường của Phở", ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Du lịch TPHCM, đánh giá cao khởi xướng của báo Tuổi Trẻ khi đã chọn một góc độ rất đúng góp phần tôn vinh món ngon Việt Nam.

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 4
Theo ông Vũ, ẩm thực là một yếu tố rất quan trọng trong thúc đẩy khám phá của du khách khi đến một vùng đất, một quốc gia
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 5
Theo đó, ông Vũ đề xuất: “Ngày của Phở nên thành ‘Tuần’ của Phở và phát triển thành chuỗi sựa kiện này trong năm 2018 như một hoạt động thu hút văn hóa, du lịch, trở thành địa chỉ du khách cần đến khi ở TPHCM”

"Khi đó, sự kiện sẽ được tổ chức trong một không gian rộng lớn thu hút nhiều thương hiệu phở tham gia, người dân cũng có thể tham gia bình chọn những thương hiệu phở yêu thích nhất… Ngày của Phở sẽ phát triển trong nhiều năm tới với nhiều hoạt động phong phú hơn", ông Vũ gợi ý định hướng.

Theo ông Trần Xuân Toàn, Ủy viên BBT báo Tuổi Trẻ, biểu tượng "Ngày của Phở" được hình thành dựa trên ý tưởng từ nguồn gốc của sợi phở: đó là hạt gạo, nguyên liệu lớn nhất làm nên sợi phở.

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 6
Bên trong biểu tượng gồm có cụm chữ "Ngày của Phở", hình cây lúa, đôi đũa, sợi phở, và nét cách điệu của bát (tô) sứ dùng để ăn phở

Cụm chữ "Ngày của Phở" dùng phông chữ viết tay với hàm ý về sự tự nhiên của món phở. Nét chữ uốn lượn như hình dáng của sợi phở chín mềm.

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 7
Đoạn cuối của chữ Phở được vòng xuống dưới, tạo hình thành bát (tô) phở. Nét chữ viết tay uyển chuyển, thể hiện câu chuyện của phở
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 8
Những hạt lúa chín vàng chắc mẩy, sau khi được thu hoạch sẽ cho ra những hạt gạo trắng. Đây là nguyên liệu để làm nên bánh phở
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 9
Gạo được làm sạch, ngâm mềm, nấu chín và tráng thành từng "bánh" tròn mềm mịn nhưng có độ dẻo dai vừa phải
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 10
Bánh phở tròn sau khi cắt sợi sẽ trở thành những sợi phở. Hình dạng tròn của biểu tượng “Ngày của phở” thể hiện cho chiếc bánh phở tròn trước khi cắt
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 11
Hình tròn trên biểu tượng cũng mang hàm ý về sự lan tỏa ra mọi phía, như món phở ngày càng được lan truyền đến nhiều vùng, miền trên khắp địa cầu. Món phở phần lớn được cho vào tô tròn, với nước dùng và thịt. Và với góc nhìn từ trên xuống, hình tròn đại diện cho hình tròn của tô phở (hoặc dĩa phở)

Sợi phở thường có hình dạng sợi dài. Khác với sợi mì, sợi phở có màu trắng của gạo, và thường là sợi dẹp, dài và không bị xoăn lại.

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 12
Đôi đũa trong biểu tượng là hình ảnh không thể thiếu vì đây là dụng cụ ăn phở khó mà thay thế bởi dao, nĩa hay thứ gì khác
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 13
Từ biểu tượng có thể thấy, màu xanh lá cây tượng trưng cho nguồn gốc thiên nhiên của món phở, là màu xanh của lúa và cũng là màu của sợi rau, của hành và ngò là các gia vị thường có trong tô phở hằng ngày

“Việc chọn ngày 12/12 là ngày dễ nhớ. Với tôi nó còn là một phép tính thông minh. Khi chia hai con số này, nó sẽ là một, tôi hiểu nó như một tình yêu với món ăn dân dã, một nét văn hóa Việt vì nói đến phở là phải nói đến Việt Nam và đến Việt Nam là phải ăn phở. Phở gắn liền với chiều dài lịch sử Việt không bị tách rời hay gián đoạn, tôi xem điều đó như một hình ảnh của sự thủy chung”, bà Giang Cẩm Hà (72 tuổi, ngụ quận 1) ngắm nhìn biểu tượng “Ngày của phở” và chia sẻ.

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 14
Về cuối ngày nhưng lượng khách vẫn không giảm, đội ngũ phục vụ chỉ có thể phục vụ phần nhỏ trong chén như thế này. Theo những người yêu phở tại ngày hội, phở bò hay phở gà cũng cần có nguyên liệu là gừng và hành lá, từ cách sơ chế rau, hành cũng quyết định vị ngon của tô phở
Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 15
Nồi nước dùng của từng loại phở phải khác nhau, như phở bò phải có vị ngọt của xương ống, tủy trong khi phở gà nước trong có vị thơm của hành thái nhỏ

Rất nhiều người thực khách đã nhanh chóng chọn cho mình những tô phở nóng hổi, thưởng thức và cảm nhận sự đa dạng trong cách chế biến phở Việt.

Các gian hàng phở truyền thống đông dần khách, hầu hết ai cũng muốn thưởng thức một tô phở nóng hổi được các thương hiệu phở nổi tiếng của Sài Gòn như phở Phú Gia, phở Đệ Nhất, phở Việt Nam.

Sự kiện gồm chuỗi hoạt động chính: chương trình văn hóa - ẩm thực, trình diễn quy trình nấu phở, triển lãm quá trình lịch sử và phát triển món phở Việt và hội thảo văn hóa - ẩm thực chuyên đề "Ngày của Phở".

Đặc biệt triển lãm phở tái hiện hành trình trăm năm phở Việt qua những tấm ảnh tư liệu quý giá, so sánh hương vị phở biến tấu qua thời gian...

Thực khách thích thú “chạm tay” vào lịch sử của sợi phở - Ảnh minh hoạ 16
Khách tham quan tìm hiểu quá trình phát triển và thích thú khi được “chạm tay” vào lịch sử của phở Việt

Người tham dự cũng sẽ được thưởng thức màn trình diễn ấn tượng và vui tươi đem đến ngày hội một không khí hết sức thoải mái, thư giãn, vui vẻ,

Ban tổ chức dự kiến đây sẽ là một hoạt động truyền thống hằng năm. Kể từ năm 2018, "Ngày của phở" sẽ được tổ chức thành một hoạt động du lịch, văn hóa cộng đồng.

Tác giả: Phạm Nguyễn

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây