TS Michael Waibel cho rằng, đối với vấn đề phát triển bền vững của các đô thị thì cần phải có cái nhìn đa chiều. Đồng thời ông lưu ý sự phát triển của các đô thị thường kèm theo sự biến mất của những công trình kiến trúc cổ.
"Trong quá trình chuyển hóa đô thị đã làm mất đi một số kiến trúc bề dày lịch sử của TPHCM, đặc biệt có thể kể đến là cảng Ba Son. Thay vào đó là những tòa nhà, công trình hiện đại là điều vô cùng đáng tiếc", ông nói.
Tại buổi tọa đàm, TS. Michael Waibel và các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực môi trường thảo luận về tác động của chuyển đổi đô thị, của vấn đề di dân về các khu vực thành thị ảnh hưởng đến khí hậu, tác động đến môi trường đô thị, đưa ra các ý tưởng nghiên cứu và ứng dụng giải quyết vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu trong quá trình chuyển hóa đô thị.
Ông Michael Waibel có gần 30 năm kinh nghiệm nghiên cứu về các đô thị và đặc biệt quan tâm đến TPHCM trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Trong 30 năm, ông đã thu thập rất nhiều tư liệu về sự thay đổi của đô thị tại TPHCM, kết tinh trong triển lãm ảnh “Việt Nam trong quá trình chuyển hóa đô thị”.
40 bức ảnh tại triển lãm thể hiện sự thay đổi của Việt Nam ở ba thành phố là Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng trong vòng hơn 10 năm qua.
Triển lãm do Trung tâm Nghiên cứu vùng và đô thị (CRUS) phối hợp với ĐH Văn Lang thực hiện kéo dài đến hết ngày 17/12. Qua đây, nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu, giúp người thưởng lãm, cũng như cập nhật thông tin ứng phó với biến đổi khí hậu.
Hoài Nam
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn