Hiệu ứng từ âm nhạc cổ điển phát huy hiệu quả khi giai điệu được bật lên với âm lượng nhỏ hoặc trung bình. Ngược lại, âm lượng lớn có thể gây bất lợi bởi làm phân tâm các bác sĩ. Nghiên cứu của trường Đại học Dundee (Scotland) đã đưa ra kết luận này sau khi đánh giá 18 nghiên cứu khác về “hiệu ứng âm nhạc Mozart”.
Giáo sư Michael El Boghdady và các cộng sự ở trường Đại học Dundee đã đánh giá lại 18 nghiên cứu về “hiệu ứng âm nhạc Mozart”, theo đó, có nhiều nhà khoa học tin rằng nghe những giai điệu nhạc cổ điển giúp làm giảm căng thăng và tăng khả năng tập trung. Nghiên cứu này đã vừa được công bố trong chuyên san dành cho các bác sĩ phẫu thuật (International Journal of Surgery).
Thực tế, ngay cả việc nghe nhạc cổ điển êm dịu cũng có tác dụng đối với bệnh nhân bởi họ cần sử dụng ít thuốc giảm đau, thuốc gây tê, thuốc gây mê hơn.
Tiến sĩ El Boghdady và các cộng sự chia sẻ trong bài viết trên chuyên san khoa học rằng: “Kết quả nghiên cứu của chúng tôi dựa trên những bằng chứng khoa học có sức thuyết phục mạnh mẽ. Những bằng chứng đó cho thấy hiệu ứng tích cực của âm nhạc đối với việc phẫu thuật.
“Âm nhạc cổ điển khi được chơi với âm lượng nhỏ hoặc trung bình có thể nâng cao mức độ thành công của ca phẫu thuật bằng cách khiến bác sĩ phẫu thuật thực hiện các động tác một cách mau lẹ và chính xác hơn. Dù vậy, việc gây mất tập trung cần phải được xét tới nếu âm nhạc được bật với âm lượng to hoặc với beat nhạc nhanh”.
Các nhà nghiên cứu cho hay: “Tác hại lớn nhất của việc bật nhạc to là gây ảnh hưởng tới chất lượng ca phẫu thuật do những giao tiếp trong ê-kíp bị kém đi. Tiếng ồn gây nên những sự thiếu tập trung, thiếu liền mạch, thiếu sự mạch lạc, rõ ràng trong giao tiếp. Hậu quả là ê-kíp phải nói to hơn để các giao tiếp được truyền đạt, điều này lại càng làm gia tăng tiếng ồn trong phòng mổ”.
Bích Ngọc
Theo Daily Mail
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn