(Dân trí) - Giỗ tổ mùng 10/3, hàng chục ngàn du khách đã đến công viên Suối Tiên tham gia lễ rước kiệu Vua Hùng. Lễ rước kiệu “Quốc Tổ Hùng Vương Vi Hành Miền Đất Tứ Linh” linh thiêng, tưng bừng trống hội, cờ ngũ sắc, kiệu lễ vật hoành tráng cùng đoàn diễu hành “Con cháu Lạc Hồng”, thể hiện sự đoàn kết dân tộc, vẻ đẹp đất nước từ thời xa xưa.
Hoành tráng lễ rước kiệu Vua Hùng Sự kiện nhằm thể hiện tấm lòng thành kính tri ân tổ tiên, tôn vinh nét văn hóa truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Con rồng cháu tiên” của người Việt, đời đời ghi nhớ công lao dựng nước vĩ đại của các Vua Hùng.
Nghi thức tế lễ Vua Hùng được chuẩn bị công phu và hoành tráng, thể hiện sự tôn kính đối với bậc tiền nhân.
Nghi thức tế diễn ra trang trọng có âm nhạc, lễ vật, trang phục và ban Tế gồm nhiều người, nhiều chức sắc… đọc chúc văn Giỗ Tổ Hùng. Phần dâng lễ vật được thực hiện một cách long trọng lên các vị Vua Hùng và các vị Thần lớn như : Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Khổng Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần...
Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa cùng các vị lãnh đạo tiến về khu vực đền Hùng bên trong công viên Suối Tiên Kiệu Vua Hùng được rước bởi 10 người đàn ông vạm vỡ Lễ rước kiệu được tổ chức nhằm tôn vinh giá trị tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và thể hiện tính cộng đồng, nét văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của dân tộc, tri ân công đức tổ tiên, hướng về nguồn cội… Phần sân khấu hóa thu hút nhiều khán giả theo dõi bởi sự đầu tư công phu về nội dung và hình thức
Trong phần Huyền sử Âu Lạc, nội dung chương trình thể hiện nhà nước Âu Lạc được Thục Phán (thủ lĩnh bộ tộc Âu Việt) thành lập vào năm 258 TCN sau khi đánh bại vị vua Hùng cuối cùng của nước Văn Lang, ông lên ngôi và lấy niên hiệu là An Dương Vương. Hoành tráng với Giai Thoại Con Rồng Cháu Tiên Việc tồn tại chung một niềm tin chúng ta dù già trẻ lớn bé đều là “Con rồng cháu tiên”, chung một cội nguồn, các giá trị cốt lõi của dân tộc sẽ được trân quý, gìn giữ, phát huy. Bánh chưng và bánh giầy là hai thứ bánh đã thể hiện được trí thông minh và lòng hiếu thảo của con đối với cha mẹ, của con người với trời đất, đề cao nghề lao động và người lao động. Cha ông ta từ xa xưa đã xây dựng phong tục tập quán chính từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Nhân dân ta đã lưu truyền và giữ gìn truyền thống văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam qua việc hàng năm cứ đến Tết sẽ gói hai loại bánh này dâng lên tổ tiên và trời đất nhằm thể hiện lòng biết ơn cao cả. Câu chuyện về sự tích trái dưa hấu như nhắn nhủ chúng ta rằng: Con người luôn có một sức mạnh phi thường, có thể vượt qua mọi khó khăn nghịch cảnh nếu như bản thân nỗ lực và kiên trì. Hãy biết sống với ước mơ và không ngừng hy vọng vào tương lai phía trước. Sân khâu hóa Trần Hưng Đạo Chiến Thắng Bạch Đằng Giang kể lại câu chuyện mùa xuân năm 1287, Thoát Hoan lại kéo 30 vạn quân tái xâm lăng Đại Việt, viện cớ đưa Trần Ích Tắc về làm An Nam quốc vương. Bên ta, vua Nhân Tông lại cử Hưng Đạo Vương thống lãnh toàn quân chống giặc, bố trí các tướng trấn đóng các yếu điểm và chỉ thị các tướng áp dụng chiến thuật: khi địch mạnh thì tạm lui tránh để bảo tồn lực lượng, đợi khi thời cơ tới thì xua quân tốc chiến tốc thắng.
Sân khấu hóa “Trần Hưng Đạo Chiến Thắng Bạch Đằng Giang” Sau ba lần xâm lược nước ta, đạo quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất thế kỷ 13 đã chuốc lấy thảm bại và chịu từ bỏ hẳn mộng xâm lăng Đại Việt. Những chiến công hiển hách ấy là thuộc về các vua, quan và dân đời nhà Trần, song sáng chói nhất là vị thống soái Hưng Ðạo Vương Trần Quốc Tuấn… Chương trình sân khấu hóa thực sự là món ăn tinh thần bổ ích cho người dân thành phố cũng như du khách khi có dịp về đây trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương.
Thanh Mai - Phạm Nguyễn