Theo Space.com, một siêu núi lửa băng phun trào chỉ vài triệu năm trước trên Sao Diêm Vương có thể là bằng chứng sống động cho một đại dương ngầm ngay bên dưới đồng bằng băng giá hình trái tim Sputnik Planitia.
Sao Diêm Vương từng là hành tinh thứ 9 của hệ Mặt Trời, nhưng đã bị IAU "giáng cấp" thành hành tinh lùn từ năm 2006. Tuy vậy, một loạt quan chức hàng đầu NASA khẳng định nó xứng đáng được coi là hành tinh.
Tàu New Horizons và Sao Diêm Vương - Ảnh: NASA
Lập luận của NASA dựa trên một loạt nghiên cứu từ dữ liệu mà tàu New Horizons của cơ quan vũ trụ này gửi về từ khu vực xa thẳm bên ngoài Sao Hải Vương.
Các dữ liệu cho thấy thiên thể này có cấu trúc cực kỳ phức tạp, thậm chí là khả năng có một đại dương ngầm và một chút hy vọng cho dạng sự sống cực đoan giống như sự sống ở một số vùng nước sôi gần núi lửa, dưới băng vĩnh cửu ở Nam Cực.
Trong nghiên cứu mới dẫn đầu bởi GS Dale Cruikshank từ Trường Đại học Trung tâm Florida (Mỹ), một miệng hố lớn mang tên Kiladze ở Sputnik Planitia từng được cho là miệng hố va chạm do thiên thạch để lại, nhưng các dữ liệu mới nhất gợi ý về một khả năng khác.
Nó có vẻ hơi dài, với băng nước nổi bật rõ ràng so với băng methane bao phủ phần còn lại của hành tinh.
Nhóm nghiên cứu khẳng định nó phải là một miệng núi lửa, tàn tích của một siêu núi lửa hoạt động chỉ vài triệu năm trước, phun ra "dung nham" băng giá từ bên dưới đại dương ngầm.
Sự tồn tại của núi lửa cũng cho thấy bên trong sao Diêm Vương ấm áp hơn so với chúng ta tưởng, lật đổ giả thuyết rằng hành tinh này quá nhỏ nên đã mất toàn bộ nhiệt từ lâu.
Một khả năng là "hành tinh thứ 9" này chứa các nguyên tố phóng xạ trong lõi của nó, giải phóng nhiệt trong khi phân rã.
Nhưng cho dù nguồn nhiệt đến từ đâu, thì nó vẫn đem đến điều quan trọng nhất là giữ cho nước ở trạng thái lỏng bên dưới bề mặt, một điều mà NASA luôn kỳ vọng ở các thế giới khác trong hành trình tìm kiếm bằng chứng cho thấy chúng ta không cô đơn trong vũ trụ.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn