Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ

Thứ tư - 25/10/2023 04:58

Một startup Nhật Bản đã phát triển robot có tên Archax, lấy cảm ứng từ phim hoạt hình của nước này, được định giá lên tới 3 triệu USD.

 

Play Video

Video giới thiệu về robot Archax trị giá 3 triệu USD.

Theo Reuters, Công ty khởi nghiệp - Tsubame Industries có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản) đã phát triển một robot bốn bánh cao 4,5 mét có tên Archax. Robot được lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình nổi tiếng "Mobile Suit Gundam" của Nhật Bản. Đáng chú ý, con robot này được định giá lên tới 3 triệu USD.

Tên gọi Archax của robot được dựa theo tên loài khủng long khảo cổ. Bên trong robot có màn hình buồng lái, nhận hình ảnh từ các camera được gắn bên ngoài, giúp người điều khiển có thể điều khiển cánh tay và bàn tay bằng cần điều khiển từ bên trong thân.

 

Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ - 1Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ - 2Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ - 3

Robot Archax trị giá 3 triệu USD.

Robot nặng 3,5 tấn, sẽ được ra mắt tại Triển lãm Di động Nhật Bản vào cuối tháng này. Robot có hai chế độ: Chế độ robot thẳng đứng và chế độ phương tiện - có thể biến hình thành ô tô để di chuyển với tốc độ lên tới 10 km/ giờ.

Anh Ryo Yoshida, 25 tuổi, giám đốc điều hành của Tsubame Industries, cho biết:

“Nhật Bản rất giỏi về hoạt hình, trò chơi, robot và ô tô nên tôi nghĩ sẽ thật tuyệt nếu có thể tạo ra một sản phẩm kết hợp tất cả những yếu tố này thành một. Tôi muốn tạo ra thứ gì đó có nội dung: Đây là Nhật Bản."

Anh Yoshida có kế hoạch chế tạo và bán 5 con robot dành cho những người hâm mộ robot. Người đàn ông này cũng hy vọng, trong tương lai, robot có thể được sử dụng để cứu trợ thiên tai hoặc ứng dụng trong ngành vũ trụ.

 

Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ - 4Cận cảnh robot Archax trị giá 3 triệu USD siêu khổng lồ - 5

Robot Archax cao 4,5m.

Anh Yoshida bắt đầu quan tâm đến việc chế tạo từ khi còn nhỏ. Người thanh niên này đã học cách hàn tại xưởng đồ sắt của ông nội và sau đó thành lập một công ty sản xuất bàn tay giả cơ điện. Anh cũng bày tỏ mong muốn duy trì lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản trong lĩnh vực sản xuất.

Chia sẻ với Reuters, anh cho hay: “Tôi hy vọng có thể học hỏi từ các thế hệ đi trước và tiếp nối truyền thống”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây