10 cách chụp ảnh màn hình máy tính cực nhanh và đơn giản

Thứ sáu - 23/09/2022 05:14

Chụp màn hình máy tính là thao tác giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng lưu hoặc chia sẻ ngay những thông tin đang hiển thị trên màn hình máy tính. Để chụp màn hình máy tính, bạn có thể dùng phím tắt hoặc công cụ có sẵn trên Windows, macOS, Linux.

Trên Windows 10 và Windows 11 nếu thường xuyên phải chụp ảnh 1 phần màn hình laptop, máy tính bạn áp dụng luôn cách đầu tiên, mình thường xuyên sử dụng cách này luôn. Phím tắt để gọi và dùng ứng dụng này là Windows + Shift + S nhé. Chi tiết cách dùng thì mời tham khảo mục 1.

Mục lục bài viết

1. Cách chụp màn hình laptop bằng Snipping Tool (rất hay)

Snipping Tool là công cụ chụp màn hình máy tính có sẵn trên Windows XP, Windows 7/8/8.1, Windows 10/11, giúp chụp ảnh màn hình theo nhiều cách khác nhau. Snipping Tool có thể chụp một phần màn hình, chụp toàn màn hình, chụp 1 vùng dạng tự do do người dùng chỉ định. Ảnh chụp xong có thể được chỉnh sửa, đánh dấu bằng các công cụ có sẵn, và có thể lưu ở định dạng JPG, GIF hoặc PNG.

Phím tắt để gọi ứng dụng Snipping Tool: Windows + Shift + S

Bước 1: Nhập Snipping Tool vào ô tìm kiếm, nhấp vào kết quả hiện ra:

Mở Snipping Tool trên máy tính

Bước 2: Chọn 1 kiểu chụp, Snipping Tool có 4 chế độ chụp:

  • Free-form Snip: Chụp ảnh tự do, viền ảnh là đường bạn khoanh trên màn hình
  • Rectangular Snip: Chụp ảnh thành một khung hình chữ nhật
  • Window Snip: Chụp một cửa sổ đang mở
  • Full-screen Snip: Chụp toàn màn hình
    • Trên Win 7 bạn nhấp vào mũi tên bên phải chữ New và chọn chế độ.
    • Trên Win 10, bạn nhấp vào mũi tên bên phải chữ Mode để chọn chế độ nhé.
Các tùy chọn chụp ảnh của Snipping Tool
Chọn chế độ chụp trên Snipping Tool của Win 10

Bước 3: Nhấp vào New để chụp màn hình.

Bước 4: Nhấp chuột lên màn hình, giữ và kéo để bắt đầu khoanh vùng màn hình muốn chụp và nhả chuột khi khoanh xong.

Bước 5: Ảnh chụp màn hình được tạo và mở trong cửa sổ Snipping Tool

Bước 6: Nhấp vào biểu tượng cây bút như hình để đánh dấu trên ảnh chụp.

Cách chụp ảnh màn hình laptop

Giống như cách 2, Snipping Tool sẽ lưu ảnh vào bộ ghi tạm, bạn có thể Ctrl + V để dán ảnh vào Photoshop, Paint để chỉnh sửa tiếp (mình sẽ hướng dẫn bên dưới), dán vào ứng dụng trò chuyện như Viber, Facebook Messenger, Zalo web để gửi cho bạn bè hoặc Ctrl + S để lưu ảnh chụp vào thư mục bạn muốn trên máy tính.

Nếu thường xuyên phải chụp ảnh màn hình, bạn nên ghim Snipping Tool trên thanh taskbar, chỉ với 2 cú nhấp chuột là có thể chụp được vùng màn hình mình muốn cũng như lưu lại, gửi cho bạn bè. Để ghim Snipping Tool, bạn mở Snipping Tool, nhấp chuột phải vào biểu tượng của Snipping Tool trên Taskbar rồi chọn Pin to taskbar thế là xong.

Ghim Snipping Tool vào Task bar

Một số điều về Snipping Tool

Công cụ Snipping Tool là một tiện ích chụp màn hình có trong Windows Vista và các phiên bản mới hơn, có thể chụp ảnh màn hình theo nhiều cách khác nhau. Nó có thể chụp ảnh màn hình các vùng hình chữ nhật do người dùng chỉ định, vùng dạng tự do do người dùng xác định và ảnh toàn màn hình điển hình. Các bức ảnh được gọi là "snip" và chúng có thể được chỉnh sửa bằng trình chỉnh sửa tích hợp, cung cấp khả năng chỉnh sửa cơ bản, cũng như chú thích và sau đó được lưu ở bất kỳ định dạng ảnh phổ biến nào.

Snipping Tool là một công cụ chụp ảnh màn hình rất linh hoạt vì nó cung cấp cho người dùng nhiều phương pháp khác nhau để chụp ảnh các phần khác nhau của màn hình. Ảnh chụp màn hình hệ thống điển hình được chụp bằng phím Print Screen của bàn phím sẽ chụp toàn bộ màn hình và người dùng có thể chỉnh sửa hoặc cô lập các khu vực thực tế mà họ cần bằng phần mềm chỉnh sửa hình ảnh như Paint hoặc Photoshop. Ngược lại, Snipping Tool cho phép người dùng chụp màn hình chỉ một số phần nhất định hoặc toàn bộ cửa sổ, giúp người dùng kiểm soát tốt hơn. Công cụ lưu các ảnh chụp màn hình ở định dạng JPG, GIF hoặc PNG.

Các loại ảnh chụp màn hình với Snipping Tool

  • Full-screen - Chụp toàn bộ màn hình
  • Window snip - Chọn một cửa sổ như cửa sổ trình duyệt, cửa sổ ứng dụng hoặc hộp thoại
  • Rectangular snip - Chọn một phần của màn hình bằng cách kéo con trỏ để tạo hình chữ nhật
  • Free-form - Vẽ một hình dạng tự do xung quanh một đối tượng

Trước đây, nếu muốn có một chương trình chụp ảnh màn hình đầy đủ tính năng, bạn cần phải chi một số tiền để mua giấy phép thương mại. Nhưng mọi thứ đã thay đổi! Snipping Tool hiện là công cụ được tích hợp sẵn trên mọi bản Windows và chụp ảnh màn hình máy tính bằng Snipping Tool phải nói là vô cùng tuyệt vời và tiện dụng. Nếu sử dụng Windows mà bạn chưa biết đến nó thì quả là một thiếu sót lớn đấy.

2. Chụp màn hình máy tính bằng phím tắt, tự lưu

Đôi khi được viết tắt là Prscr, PRTSC, PrtScrn, Prt Scrn, PrntScrn hoặc Ps/SR, phím Print Screen là một phím bàn phím được tìm thấy trên hầu hết các bàn phím máy tính. Khi được nhấn, phím sẽ gửi hình ảnh màn hình hiện tại tới clipboard của máy tính hoặc máy in tùy thuộc vào hệ điều hành hoặc chương trình đang chạy.

Trên Windows 10, 8/8.1 bạn có thể chụp màn hình PC lưu tự động chỉ với phím tắt sau:

  • Nhấn Windows Phím Windows + PrtSc hoặc Windows + Fn + PrtSc (Prtsc đi kèm với chữ có màu khác) để chụp toàn màn hình máy tính. Để xem ảnh vừa chụp bạn nhấn Windows + E > chọn Pictures ở cột bên trái > Screenshots:
Phím tắt chụp màn hình máy tính
Chụp màn hình máy tính tự lưu
  • Nhấn Windows Phím Windows + Alt + PrtSc để chụp cửa sổ đang mở. Vào C:\Users\Admin\Videos\Captures để lấy ảnh vừa chụp.

Không phải tất cả bàn phím máy tính đều có bố cục giống như ví dụ trên. Đối với bàn phím nhỏ gọn hơn, bạn có thể cần phải tìm ở các vị trí khác hoặc nhấn các phím khác. Nếu bạn không tìm thấy phím PstSc thì có thể trên bàn phím của bạn nó đã bị biến đổi một chút (tùy theo hãng), hãy thử tìm 1 trong số các phím sau nhé PrtScn, Prt Scr:

Một số phím Print Screen bạn có thể gặp
Một số phím Print Screen bạn có thể gặp

Hầu như trong hầu hết mọi trường hợp, không thể sử dụng phím Print Screen để in trên máy in. Phím Print Screen thường được sử dụng để chụp ảnh màn hình và lưu trữ trong clipboard. Sau khi được lưu trữ trong clipboard, bạn có thể dán hình ảnh vào bất kỳ trình chỉnh sửa hình ảnh nào. Sau đó, bạn có thể in hình ảnh trên màn hình của mình bằng máy in.

3. Cách chụp màn hình máy tính lưu vào bộ ghi tạm

Nếu bạn muốn chụp ảnh màn hình nhưng không muốn lưu vào bộ nhớ của máy tính, chỉ muốn gửi ngay đi hoặc đưa vào các phần mềm chỉnh sửa ảnh để ghi chú thêm trước khi gửi, thì hãy thử cách chụp màn hình nhưng lưu vào bộ ghi tạm dưới đây:

  • Nhấn PrtSc để chụp toàn màn hình.
  • Nhấp chuột vào cửa sổ cần chụp, nhấn Alt + PrtSc để chụp một cửa sổ trên màn hình.

Phím tắt chụp màn hình máy tính

  • Nhấn Windows + Shift + S, rồi kéo để chụp một phần màn hình.
Ảnh chụp một phần màn hình được lưu vào Clipboard
Ảnh chụp một phần màn hình được lưu vào Clipboard

Ảnh sau khi chụp được lưu vào bộ ghi tạm (clipboard), bạn chỉ cần nhấn Ctrl+V để dán vào các khung chat, bình luận, Word, hoặc vào các ứng dụng chỉnh sửa ảnh, ví dụ như Paint (mình sẽ hướng dẫn chi tiết bên dưới) để thêm ghi chú hay đánh dấu ảnh.

4. Chụp màn hình và ghi chú nhanh với Snip & Sketch

Bên cạnh Paint, Snipping Tool, Windows 10 còn có một công cụ chụp màn hình cực kỳ xịn sò khác mang tên Snip & Sketch.

Snip & Sketch là một công cụ thay thế cho Snipping Tool trong các phiên bản shoppingmode Microsoft Windows, cho phép bạn chụp một phần hoặc toàn bộ màn hình máy tính. Snip & Sketch thể hiện các yếu tố giao diện thiết kế phẳng, đơn giản của Windows 10. Thanh công cụ ở đầu màn hình cung cấp cho bạn một số tùy chọn chụp khác nhau. Trong Snip & Sketch, có 4 tùy chọn ảnh chụp màn hình để lựa chọn khi cần cắt các phần màn hình cụ thể.

Dưới đây là danh sách các kiểu chụp màn hình khác nhau có thể sử dụng trong chương trình Snip & Sketch.

  • Rectangular Snip: Tùy chọn Rectangular Snip chụp một phần của màn hình ở dạng hình chữ nhật. Ảnh bên dưới là hình cắt hình chữ nhật của phần trên cùng bên trái của màn hình.

Rectangular Snip

  • Freeform Snip: Tùy chọn Freeform Snip cho phép bạn tạo hình dạng tùy chỉnh xung quanh phần màn hình mà bạn muốn chụp. Hình ảnh dưới đây là hình cắt tự do của phần trên cùng bên trái của màn hình.

Freeform Snip

Đường cắt được hiển thị trên màn hình như sau:

Phần màn hình được cắt theo hình dạng tự do

  • Window Snip: Tùy chọn Window Snip sẽ chụp ảnh màn hình của cửa sổ đã chọn. Như bạn có thể thấy trong hình, chỉ 1 trong 4 cửa sổ được chụp.

Window Snip

Đường cắt được hiển thị trên màn hình như sau:

Chụp màn hình đã chọn

  • Full-screen Snip: Tùy chọn Full-screen Snip chụp toàn bộ màn hình mà bạn đang làm việc. Trong ví dụ, nó sẽ chụp ảnh màn hình của tất cả 4 cửa sổ đang mở và thanh tác vụ ở cuối màn hình.

Full-screen Snip

Chương trình cũng cho phép bạn cắt, đánh dấu và highlight ảnh chụp màn hình cũng như xóa bất kỳ dấu định dạng nào mà bạn có thể đã thực hiện.

Bạn có thể mở Snip & Sketch bằng hai phương pháp khác khau.

Mở Snip & Sketch bằng nút PrtScn

Windows 10 cho phép người dùng kích hoạt nhanh công cụ chụp màn hình Snip & Sketch bằng nút PrtScn. Cách làm như sau:

  • Nhấn tổ hợp phím Windows + I để mở Settings
  • Tìm và nhấp vào Ease of Access
  • Cuộn xuống để tìm và nhấp vào Keyboard ở thanh bên trái
  • Cuộn xuống để tìm sau đó gạt công tắc tại mục Print Screen shortcut sang On

Sau khi cài đặt xong, mỗi lần bạn nhấn nút PrtScn, công cụ chụp màn hình Snip & Sketch sẽ được kích hoạt.

Mở Snip & Sketch bằng Start menu

Đây là cách mở công cụ Snip & Sketch khá cơ bản. Bạn làm theo các bước sau:

  • Nhấn Windows để mở Start menu
  • Nhập Snip & Sketch
  • Nhấp vào kết quả đầu tiên trong ô kết quả tìm kiếm để mở công cụ Snip & Sketch

Snip & Sketch là công công cụ khá linh hoạt. Nó cho phép bạn chụp ảnh màn hình dưới dạng toàn màn hình, chụp ô theo hình chữ nhật, chụp ô tùy chọn với hình dáng tự do, chụp cửa sổ ứng dụng. Sau khi chụp xong, Snip & Sketch cung cấp cho người dùng các tùy chọn chỉnh sửa như cắt ảnh, thu phóng.

Bạn cũng có thể làm nổi bật đối tượng trong ảnh, ghi chú bằng nét viết tay, bút bi, bút chì hay tẩy xóa… ảnh vừa chụp với Snip & Sketch.

Lên Windows 11, Snipping Tool và Snip & Sketch được gộp vào làm một lấy tên chung là Snipping Tool và có tất cả các tính năng tuyệt vời nhất của cả hai công cụ.

5. Ghi chú trên ảnh chụp màn hình với Paint

Trong 4 cách chụp màn hình máy tính ở trên thì chỉ có một cách vừa chụp lại màn hình vừa có thể chỉnh sửa, cắt ảnh hay viết chữ lên ảnh chụp. Vì thế, bạn cần thêm công cụ chỉnh sửa ảnh khác để làm việc này. Dưới đây, mình sẽ hướng dẫn thêm bạn cách chụp màn hình rồi chỉnh sửa bằng Paint (một ứng dụng có sẵn trên máy tính), cách này áp dụng được trên tất cả các phiên bản Windows từ Windows XP, Windows 7, Windows 8/8.1 đến Windows 10.

Bạn chụp màn hình theo cách 2 hoặc 3 ở trên, ở đây mình ấn phím Print Screen (Nút này thường nằm ở góc trên bên phải bàn phím máy tính với nhiều ký hiệu viết tắt khác nhau như: “PrtScn”, “Prnt Scrn”, “Print Scr”…)

Chup man hinh

Mở Paint bằng cách nhập Paint vào thanh tìm kiếm:

Chụp màn hình máy tính với Paint

Cửa sổ giao diện Paint hiện ra, các bạn ấn Ctrl+V để dán hình ảnh vừa chụp vào

Dán ảnh chụp màn hình vào Paint

Nếu chỉ muốn lấy một phần màn hình vừa chụp, bạn nhấp vào Select, tạo vùng chọn trên ảnh chụp bằng cách nhấp và kéo chuột, sau cùng nhấn vào công cụ cắt, các bước thực hiện như hình dưới đây:

Cắt ảnh chụp màn hình

Để chèn thêm chữ vào ảnh, bạn nhấp vào chữ A, sau đó đặt chuột lên vị trí bạn muốn viết chữ trên ảnh, chọn kiểu chữ, cỡ chữ, màu chữ, viết chữ rồi bỏ chuột ra khỏi khung.

Thêm ghi chú vào ảnh chụp màn hình 1
Thêm ghi chú vào ảnh chụp màn hình 2

Cuối cùng, các bạn ấn CTRL+S để lưu hình ảnh lại.

Nhấn Ctrl+S để lưu lại ảnh chụp màn hình

Chụp màn hình máy tính Windows là một trong những cách nhanh nhất để ghi lại nội dung trên màn hình như nội dung trang web, thông báo lỗi. Với 3 cách chụp màn hình laptop bên trên, bạn có thể sử dụng phù hợp với nhiều mục đích khác nhau như: chụp toàn bộ màn hình, chụp 1 cửa sổ chương trình, chụp 1 phần màn hình bất kỳ.

6. Chụp màn hình bằng tổ hợp phím Win + Shift + S

Đây là một mẹo giúp bạn kích hoạt nhanh khung chụp màn hình của công cụ Snipping Tool. Sau khi bạn nhấn tổ hợp phím Win + Shift + S, bộ công cụ chụp màn hình sẽ xuất hiện và bạn chỉ cần chọn kiểu mà bạn muốn chụp sau đó nhấn để chụp.

Khi bạn chụp xong, ảnh chụp màn hình sẽ được lưu vào clipboard, bạn có thế paste nó vào Paint hoặc mạng xã hội, ứng dụng nhắn tin...

7. Chụp ảnh màn hình bằng Game Bar

Game là một trong những lĩnh vực trọng tâm của shoppingmode Microsoft trong Windows 10, với các tính năng như ứng dụng shoppingmode Xbox được cài đặt sẵn để kết nối với người dùng shoppingmode Xbox One và shoppingmode Xbox 360, Game DVR để chụp ảnh màn hình và quay clip game cũng như hỗ trợ phát trực tuyến game shoppingmode Xbox One sang máy tính hoặc máy tính bảng Windows 10. Windows 10 bao gồm một "Game bar" mà người dùng có thể hiển thị bằng một phím tắt đơn giản, phím Windows + G, để truy cập nhanh vào các tính năng chơi game.

Game Bar là một overlay chơi game được tích hợp trong Windows 11 và Windows 10, được shoppingmode Microsoft thiết kế để cho phép người dùng sử dụng các tiện ích khác nhau trong khi chơi game trên máy tính của mình.

Với một phím tắt đơn giản - Win + G - bạn có quyền truy cập vào các tiện ích trong Game Bar cho phép bạn quay các clip game, chụp ảnh màn hình, tìm bạn bè, theo dõi và quản lý hiệu suất, v.v... mà không cần phải thoát khỏi game đang chơi.

Mặc dù có tên gọi là Game Bar (và có thêm các tên gọi khác như shoppingmode Xbox game DVR, game DVR, v.v.) ngụ ý rằng Game Bar chỉ để ghi và phát sóng các game máy tính, nhưng không phải vậy. Bây giờ, bạn đã biết shoppingmode Xbox Game Bar được sử dụng để làm gì, hãy cùng xem những điều tốt nhất bạn có thể làm với nó:

  • Chụp nội dung từ trình duyệt web.
  • Ghi lại bất cứ điều gì bạn làm trên màn hình (ví dụ, chỉ cho ai đó cách chỉnh sửa ảnh).
  • Cung cấp ví dụ về sự cố bạn gặp phải với một phần mềm cụ thể hoặc sự cố với máy tính của bạn.

Ngoài việc quay video, Game Bar trên Windows 10, Windows 11 còn có thể chụp màn hình. Đầu tiên, bạn cần nhấn tổ hợp phím Win + G để mở Game Bar. Tiếp theo, bạn có thể dùng chuột nhấn vào nút chụp màn hình trong giao diện Game Bar hoặc sử dụng phím tắt mặc định của phần mềm là Win + Alt + PrtScn để chụp ảnh toàn màn hình.

Bạn cũng có thể tạo cho mình nút chụp màn hình riêng cho tiện sử dụng. Để làm điều này, bạn truy cập Settings > Gaming > Game Bar (hoặc shoppingmode Xbox Game Bar).

Sau khi bạn chụp xong, một thanh popup sẽ xuất hiện xác nhận bạn vừa chụp ảnh màn hình. Khi bạn nhấn vào đó bạn sẽ thấy bức ảnh mình vừa chụp. Bạn có thể chia sẻ trực tiếp lên Twitter (chưa hỗ trợ các mạng xã hội khác), tạo meme bằng cách thêm văn bản hoặc nếu không thích bạn có thể xóa nó đi.

Như đã nói ở trên, Game Bar còn có khả năng quay màn hình nữa. Tuy nhiên, khả năng quay màn hình của Game Bar khá hạn chế khi không thể quay Desktop và File Explorer của Windows.

8. Cách chụp màn hình máy Mac

Với máy Mac, shoppingmode MacBook, Quantrimang.com đã có một hướng dẫn chụp màn hình Mac rất chi tiết, bạn có thể tham khảo thêm nếu cần những lựa chọn chụp màn hình Mac cao cấp.

  • Để chụp toàn màn hình Mac bạn chỉ cần nhấn tổ hợp phím Shift + Command + 3.
  • Để chụp 1 phần màn hình máy Mac bạn nhấn Shift + Command + 4.
  • Để chụp 1 menu trên máy Mac bạn nhấn Shift + Command + 4 + phím cách.

Ảnh chụp màn hình máy Mac sẽ được lưu trên desktop với tên có định dạng Screen Shot [ngày] at [thời gian].png

9. Chụp ảnh màn hình máy tính Linux

Tương tự như Mac, Quantrimang.com cũng đã có một bài hướng dẫn chụp màn hình Linux, bạn có thể tham khảo thêm.

Để chụp màn  hình Linux, ta sử dụng công cụ Spectacle, Shutter, dòng lệnh hoặc GNOME screenshot (trên Ubuntu).

Spectacle là một ứng dụng đơn giản để chụp ảnh màn hình desktop. Công cụ này có thể chụp hình ảnh của toàn bộ màn hình nền, một màn hình đơn lẻ, cửa sổ hiện đang hoạt động, cửa sổ hiện đang ở dưới chuột hoặc một vùng hình chữ nhật của màn hình. Sau đó, hình ảnh có thể được in, gửi đến các ứng dụng khác để thao tác hoặc lưu lại.

Spectacle là phần mềm chụp mặc định cho KDE Plasma 5. Phần mềm này được phát hành theo giấy phép nguồn mở.

Các tính năng chính của Spectacle bao gồm:

  • Chụp toàn bộ màn hình nền (mặc định).
  • Chụp màn hình hiện tại.
  • Chụp cửa sổ đang hoạt động.
  • Chụp cửa sổ hiện tại dưới con trỏ, bao gồm cả menu cha của các menu pop-up.
  • Chụp cửa sổ hiện tại dưới con trỏ, không bao gồm menu cha của các menu pop-up.
  • Chụp một vùng hình chữ nhật của màn hình.
  • Bắt đầu ở chế độ GUI (mặc định).
  • Chụp ảnh màn hình và thoát ra mà không hiển thị GUI.
  • Bắt đầu ở chế độ DBus-Activation.
  • Lưu hình ảnh vào file được chỉ định ở chế độ nền.
  • Chờ một cú nhấp chuột trước khi chụp ảnh màn hình.
  • Xuất ảnh chụp sang Imgur, gửi tới thiết bị, NextCloud, gửi qua Bluetooth, gửi qua Email và Twitter.
  • Các định dạng hình ảnh được hỗ trợ: Hình ảnh Windows BMP, hình ảnh JPEG-2000 JP2, hình ảnh JPEG, hình ảnh PNG, hình ảnh TIFF, biểu tượng Windows, hình ảnh WBMP, hình ảnh WebP, hình ảnh EPS, biểu tượng MacOS X, hình ảnh PCX, hình ảnh Softimage PIC, hình ảnh PBM, hình ảnh PGM, hình ảnh RGB, hình ảnh TGA, hình ảnh XBM và hình ảnh XPM.

10. Video hướng dẫn cách chụp màn hình laptop, máy tính

Trên đây là một số cách chụp màn hình laptop, nếu những lựa chọn này vẫn là chưa đủ, bạn có thể sử dụng thêm ứng dụng chụp màn hình dành cho Windows với nhiều tùy chọn chụp, lưu định dạng, chỉnh sửa ảnh sau chụp hơn.

Nếu bạn đang tìm cách chụp màn hình điện thoại thì tham khảo: 2 cách chụp ảnh màn hình trên điện thoại iPhone, iPad hoặc Cách chụp ảnh màn hình thiết bị Android từ A-Z nhé.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn tin: quantrimang.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây