Kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Thứ năm - 22/03/2018 09:52
Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong năm 2017 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trong năm 2017 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa pháp luật vào cuộc sống, nâng cao kiến thức và hiểu biết pháp luật cho cán bộ, nhân dân và góp phần ngăn ngừa, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật do thiếu kiến thức về pháp luật. Đây cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp năm 2017. Để triển khai kịp thời, hiệu quả và đồng bộ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, cũng như hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm 2017, UBND tỉnh ban hành các kế hoạch triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, đây là cơ sở để các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; các cơ quan, đơn vị huyện, thành phố xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động PBGDPL.

Về công tác Phổ biến giáo dục pháp luật

Các cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến những nội dung của Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp, các văn bản pháp luật khác mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, đến phạm vi quản lý của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và địa phương như: Luật Báo chí, Luật Điều ước quốc tế, Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đấu giá tài sản, Luật Trẻ em; Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi); Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi)v..v...các văn bản pháp luật về đầu tư, kinh doanh, thương mại, đất đai, tài nguyên, môi trường, quốc phòng, an ninh, biển, hải đảo, chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; chính sách an sinh xã hội; các văn bản khác liên quan trực tiếp đến quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, tổ chức, doanh nghiệp hoặc gắn với sự kiện chính trị của các cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương.

Tỉnh đã tổ chức 02 Hội nghị giới thiệu, triển khai văn bản pháp luật mới chocác đối tượng là lãnh đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố và đội ngũ báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh; 44 Hội nghị tập huấn, tuyên truyền cho gần 4.081 lượt người tham dự là cán bộ Tư pháp - Hộ tịch các xã, phường, thị trấn; các tuyên truyền viên pháp luật, hoà giải viên; hội viên câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và nhân dân trên địa bàn tỉnh; cấp phát 61.679 tài liệu tuyên truyền miễn phí.

Để hưởng ứng Ngày pháp luật năm 2017, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 280/KH-UBND ngày 24/7/2017về tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn năm 2017 với chủ đề theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp là “Tiếp tục hoàn thiện thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và đổi mới sáng tạo; nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, cải cách hành chính, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn để đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp”.Trên cơ sở đó, các sở, ngành, đoàn thể, địa phương đã ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai các hoạt động hưởng ứng “Ngày Pháp luật” tại đơn vị, địa phương mình. Hầu hết các đơn vị, địa phương trên địa bàn đã tổ chức treo băng rôn tuyên truyền hưởng ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” tại trụ sở cơ quan và trên các trục đường chính hoặc tổ chức tọa đàm, hội nghị hưởng ứng; đưa nội dung tìm hiểu mục đích, ý nghĩa vào các buổi sinh hoạt, giao ban cơ quan, đơn vị; xây dựng các chương trình tuyên tuyền, cổ động và đưa tin, bài về Ngày pháp luật.

Các cơ quan, đơn vị, địa phương thường xuyên cập nhật và đăng tải các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình và kịp thời triển khai có hiệu quả các văn bản pháp luật mới được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua và các văn bản pháp luật liên quan; tiếp tục đổi mới, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục Hiến pháp, pháp luật phù hợp, đặc biệt chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tuyên truyền; lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào các chuyên mục, chương trình thu hút sự quan tâm của nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Về công tác hòa giải ở cơ sở

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.423 tổ hoà giải/1.423 thôn, tổ dân phố và 6.031 hoà giải viên. Để nâng cao chất lượng, cung cấp kiến thức mới, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên, Sở Tư pháp – cơ quan thường trực Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh đã tổ chức 07 Hội nghị tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho các tổ trưởng tổ hòa giải tại các huyện: Chợ Mới, Bạch Thông, Ba Bể, Pác Nặm, Ngân Sơn, Na Rì và thành phố Bắc Kạn. Trong năm đã tiếp nhận 727 vụ việc hoà giải, trong đó, hoà giải thành là 548 vụ (chiếm 77,1%), hoà giải không thành là 163 vụ (chiếm 23,2%), số vụ việc chưa hoà giải là 16 vụ.

Về công tác xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước

Trong năm 2017, công tác quản lý về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước trên địa bàn tỉnh được thực hiện thường xuyên. Hiện nay, 100% thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh đã được xây dựng, sửa đổi, bổ sung và được Ủy ban nhân dân huyện công nhận, trong đó huyện Na Rì có 233 bản quy ước; huyện Chợ Đồn có 242 bản quy ước; huyện Pác Nặm có 118 bản quy ước; huyện Bạch Thông có 155 bản quy ước; thành phố Bắc Kạn có 126 bản quy ước; huyện Chợ Mới có 166 bản quy ước; huyện Ba Bể có 206 bản quy ước, huyện Ngân Sơn có 174 bản quy ước.

Năm 2017, UBND huyện Chợ Đồn đã ban hành Quyết định công nhận 05 Bản quy ước sửa đổi; Phòng Tư pháp huyện Pác Nặm đã thẩm định nội dung bổ sung 15 Bản quy ước; huyện Na Rì đã sửa đổi, bổ sung 03 bản quy ước.

Các bản quy ước được xây dựng, sửa đổi đảm bảo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, có nội dung phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành và phong tục tập quán, đạo đức truyền thống tốt đẹp của nhân dân. Các bản quy ước được triển khai thực hiện ngay sau khi được phê duyệt góp phần đưa pháp luật, chủ trương, chính sách của Nhà nước đi vào cuộc sống; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; gìn giữ, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư ở cơ sở; bài trừ các thủ tục lạc hậu; hình thành giá trị chuẩn mực xã hội phù hợp với truyền thống, bản sắc của địa phương; phát huy dân chủ ở cơ sở.

Về công tác chuẩn tiếp cận pháp luật

Để triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, HĐPHPBGDPL tỉnh đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 2019/UBND-PC ngày 09/5/2017 về việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 15/9/2017 về việc triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Đồng thời, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của HĐPHPBGDPL tỉnh đã tổ chức 01 Hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật cho Lãnh đạo Ủy ban nhân dân và Phòng Tư pháp cấp huyện.

Trên cơ sở Kế hoạch số 350/KH-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, HĐPHPBGDPL các huyện, thành phố đã tham mưu UBND cùng cấp ban hành Kế hoạch thực hiện tại địa phương, đồng thời ban hành quyết định thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật. Trong năm đã có 07 xã được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đó là:Rã Bản (huyện Chợ Đồn); Kim Lư (huyện Na Rì); Như Cố (huyện Chợ Mới); Quang Thuận (huyện Bạch Thông); Cao Trĩ, Hà Hiệu (huyện Ba Bể) và Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn).

Nhìn chung, công tác phổ biến giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật đã được các cơ quan, đơn vị địa phương thực hiện nghiêm túc, kịp thời, hội đồng PHPBGDPL các cấp thường xuyên được kiện toàn, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từng bước củng cố về số lượng, đóng góp tích cực vào việc đưa pháp luật đến với cán bộ và nhân dân.

Tác giả: Hà Hồng (VP UBND tỉnh)

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập835
  • Máy chủ tìm kiếm83
  • Khách viếng thăm752
  • Hôm nay142,647
  • Tháng hiện tại968,748
  • Tổng lượt truy cập157,085,249
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây