Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri các sở, ngành, đoàn thể tỉnh

Thứ năm - 04/05/2017 10:14
Ngày 28/4/2017, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn gồm các đồng chí: Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phương Thị Thanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Triệu Thị Thu Phương - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy;

Ngày 28/4/2017, Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn gồm các đồng chí: Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Phương Thị Thanh - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Triệu Thị Thu Phương - Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Hồ Thị Kim Ngân - Giám đốc Sở Tư pháp đã có buổi tiếp xúc cử tri (TXCT) các sở, ngành, đoàn thể tỉnh. Cùng dự buổi TXCT có đồng chí Lý Thái Hải - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lý Quang Vịnh - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy; lãnh đạo các Ban Xây dựng Đảng; Văn phòng Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; 250 cử tri đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các sở, ngành, đoàn thể tỉnh.

Tại buổi tiếp xúc, các đại biểu đã báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa XIV; tổng hợp giải quyết kiến nghị cử tri của các cơ quan chức năng địa phương và Trung ương sau kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV.

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri các sở, ngành, đoàn thể tỉnh
 Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri các sở, ngành, đoàn thể tỉnh

Sau khi nghe các báo cáo, cử tri đã kiến nghị với Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn một số nội dung cụ thể.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Sơn - Chánh Văn phòng HĐND tỉnh kiến nghị: Đề nghị Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 48/2016/ND-CP ngày 27/5/2016 của Chính phủ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng HĐND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; sớm ban hành quy chế hoạt động của HĐND các cấp theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND năm 2015.

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri các sở, ngành, đoàn thể tỉnh - Ảnh minh hoạ 2
 Đ/c Nguyễn Ngọc Sơn - Chánh Văn phòng HĐND tỉnh kiến nghị với Đoàn ĐBQH tỉnh tại buổi TXCT

Đồng chí Hoàng Thị Dung - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kiến nghị sửa đổi bổ sung Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chỉnh phủ quy định về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Cụ thể: Theo quy định của Nghị định 92/2009/NĐ-CP, đối với vị trí Văn phòng thống kê - lưu trữ được bố trí 02 công chức. Đề nghị bố trí 01 biên chế ở bộ phận này, còn 01 biên chế dành cho văn phòng cấp ủy.

Kiến nghị sửa đổi bổ sung Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 5/5/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Cụ thể: Tại Điều 11, Chương III: UBND cấp huyện quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn cấp huyện theo hướng dẫn của UBND tỉnh. Nên sửa đổi theo hướng: Căn cứ quy định của các phòng chuyên môn, UBND cấp huyện quy định cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương không cần thông qua hướng dẫn của UBND cấp tỉnh.

Kiến nghị sửa đổi bổ sung Nghị định số 56/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. Cụ thể, tại khoản 3, Điều 11, sửa: Cấp ủy Đảng cùng cấp nơi cán bộ công tác có ý kiến (bỏ từ “bằng văn bản”) về cán bộ được phân loại. Cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với tiêu chí đánh giá viên chức thực hiện công việc “vượt tiến độ, có chất lượng, hiệu quả” (Tại điểm d, khoản 2, Điều 25). Đối với viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ nên bỏ khoản đ, mục 1, Điều 25 (quy định tại điểm b, mục 1, Điều 26).

Đồng chí Trịnh Tiến Long - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề dân tộc nội trú Bắc Kạn nêu lên những bất cập trong thực hiện trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời kiến nghị: Chính phủ cần nghiên cứu đổi mới cơ chế trả lương đối với viên chức, đặc biệt là viên chức đơn vị sự nghiệp công lập để thu hút được người tài đáp ứng được nhu cầu công việc của các đơn vị. Theo đó, nghiên cứu trả lương theo nguyên tắc thị trường, theo chất lượng, hiệu quả công việc; trong quá trình xây dựng chính sách chú ý phân cấp mạnh cho các đơn vị sự nghiệp mặc dù chưa đảm bảo được tự chủ 100% tài chính cũng được quyền tự quyết cao hơn.

Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), đồng chí Trịnh Tiến Long kiến nghị Chính phủ chú ý sửa đổi luật lần này cần bám sát chủ trương thực hiện giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong những năm tới nhằm đảm bảo tính đồng bộ của chính sách. Đề nghị sửa đổi theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý và sử dụng tài sản Nhà nước (bao gồm tài sản và đất đai), trong đó chú ý giao quyền cho đơn vị sự nghiệp công lập mạnh hơn trong vấn đề cho thuê đất (trụ sở); chú ý không chỉ giao tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo được 100% tài chính mà các đơn vị chưa thể tự chủ 100% tài chính cũng càng cần phải khai thác các nguồn lực sẵn có làm cơ sở cho việc từng bước tự chủ (tạo nguồn thu).

Đóng góp ý kiến đối với dự thảo Luật Thủy lợi, đồng chí Trần Nguyên - Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường cho rằng dự thảo Luật Thủy lợi có nhiều nội dung trùng chéo với Luật Tài nguyên nước cần phải xem xét như: Theo Dự thảo Luật Thủy lợi, tại Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 có giải thích một số khái niệm “thủy lợi”, “công trình thủy lợi” chưa phân biệt được rõ ràng giữa công trình thủy lợi với các công trình khác như hồ chứa thủy lợi với hồ chứa thủy điện, trạm bơm thủy lợi với trạm bơm của các công trình khai thác nước phục vụ cấp nước đô thị, công nghiệp, sinh hoạt… Điều này dẫn đến phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật chưa rõ ràng, có nhiều cách hiểu khác nhau, chồng chéo với Luật Tài nguyên nước. Với cách giải thích từ ngữ như Dự thảo Luật Thủy lợi thì phần lớn tài nguyên nước, đặc biệt là tài nguyên nước trong hệ thống sông, suối, kênh rạch ở đồng bằng sông hồng, song Cửu Long… được điều chỉnh bằng Luật Thủy lợi, dẫn đến trùng lắp, xung đột với các quy định của Luật Tài nguyên nước. Ngoài ra, một số nội dung của Dự thảo Luật còn chồng chéo, không thống nhất với Luật Tài nguyên nước như: Quy định vận hành hồ chứa nước thủy lợi (Điều 27), vận hành hồ chứa thủy điện, vận hành hồ chứa phục vụ thủy lợi (Điều 28); quy định về tích trữ nước, điều hòa, chuyển nước, phân phối nước (khoản 3, Điều 4 và khoản 10 Điều 13); trách nhiệm quản lý nhà nước của Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ (Điều 65)…

Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn tiếp xúc cử tri các sở, ngành, đoàn thể tỉnh - Ảnh minh hoạ 3
 Đ/c Hoàng Duy Chinh - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu và trả lời một số ý kiến, kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc

Thay mặt Đoàn Đại biểu Quốc hội, đồng chí Hoàng Duy Chinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh đã tiếp thu và trả lời một số ý kiến, kiến nghị của cử tri tại buổi tiếp xúc. Đồng chí khẳng định những ý kiến, kiến nghị còn lại của cử tri sẽ được Đoàn ĐBQH tỉnh tổng hợp, gửi đến Quốc hội và các bộ, ngành Trung ương xem xét giải quyết../.

Tác giả: Hương Dịu

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập964
  • Máy chủ tìm kiếm90
  • Khách viếng thăm874
  • Hôm nay166,879
  • Tháng hiện tại751,739
  • Tổng lượt truy cập156,868,240
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây