Đại lý bán SIM đã kích hoạt sẵn có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

Thứ bảy - 06/07/2019 13:55
(Dân trí) - Được đánh giá là một trong những quốc gia có mật độ thuê bao viễn thông cao trên thế giới, song tại Việt Nam vẫn còn xuất hiện nhiều trường hợp các đối tượng sử dụng các SIM thuê bao đã kích hoạt sẵn để phục vụ hành vi vi phạm pháp luật (đe dọa, tống tiền, nhắn tin quấy rối, lừa đảo...).
Đại lý bán SIM đã kích hoạt sẵn có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng

SIM kích hoạt sẵn vẫn khá phổ biến tại các thành phố lớn.

Theo quy định của pháp luật về quản lý thuê bao di động, các hành vi "bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động kí hợp đồng uỷ quyền", "bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước",... bị pháp luật nghiêm cấm và sẽ bị xử phạt hành chính khi vi phạm.

Cụ thể, theo quy định tại Nghị định 49 (Khoản 1 Điều 2), hành vi sử dụng giấy tờ của người khác (kể cả được cho mượn) hay chuyển SIM mình đăng ký cho người khác sử dụng mà không giao kết lại hợp đồng thì chịu xử phạt vi phạm hành chính đến 500.000 đồng.

Trong trường hợp nếu đối tượng đó sử dụng SIM này cho các hành vi phạm pháp (tương tự như việc cho mượn ô tô, xe máy) thì chắc chắn người đang có thông tin thuê bao của SIM sẽ có trách nhiệm cần giải trình, chứng minh sự vô can của mình khi được cơ quan chứng năng yêu cầu, thậm chí phải chịu trách nhiệm liên đới về hình sự nếu các hành vi vi phạm này gây hậu quả nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 174 được sửa đổi, bổ sung tại Điều 2 Nghị định 49/2017NĐ-CP các cửa hàng, các điểm bán SIM sẽ bị phạt từ 30 đến 40 triệu đồng nếu vi phạm một trong các hành vi: Bán SIM thuê bao di động khi không được doanh nghiệp viễn thông di động ký hợp đồng ủy quyền giao kết hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; bán, lưu thông trên thị trường SIM thuê bao đã được nhập sẵn thông tin thuê bao, kích hoạt sẵn dịch vụ di động trả trước.

Đại lý bán SIM đã kích hoạt sẵn có thể bị xử phạt đến 40 triệu đồng - Ảnh minh hoạ 2

Khách hàng nên tự cập nhật lại thông tin thuê bao để đảm bảo quyền lợi bản thân. Nếu thiếu, cần thực hiện cập nhật lại thông tin thuê bao, giao kết lại hợp đồng theo đúng quy định.

"Nếu vẫn còn hiện tượng bán SIM rác trên thị trường trong thời gian tới, Chủ tịch, Tổng Giám đốc của doanh nghiệp viễn thông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm xử lý hành chính, kỉ luật theo quy định của pháp luật", đại diện Bộ TT&TT nêu rõ.

Dưới góc độ người tiêu dùng, sử dụng SIM có thông tin không đúng với thông tin của bản thân có thể khiến khách hàng gặp nhiều nguy cơ, như mất số thuê bao đang sử dụng nếu người có thông tin thuê bao khiếu nại lên nhà mạng, có thể không nhận được sự hỗ trợ dịch vụ trong tương lai, hay các tiện ích gia tăng (Mobile Money, định danh điện tử,...).

Để bảo đảm quyền lợi của chính bản thân, khách hàng nên tự kiểm tra lại thông tin thuê bao (nhắn tin theo cú pháp TTTB tới số 1414 hoặc tra trên trang thông tin của doanh nghiệp) và thực hiện cập nhật lại thông tin thuê bao, giao kết lại hợp đồng theo đúng quy định.

Nguyễn Nguyễn

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Máy chủ tìm kiếm43
  • Khách viếng thăm395
  • Hôm nay160,117
  • Tháng hiện tại1,994,899
  • Tổng lượt truy cập158,111,400
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây