Hiệu quả từ mô hình “Tổ tự quản liên kết hộ khu vực giáp ranh”

Thứ hai - 03/06/2019 23:16
Mô hình “Tổ tự quản liên kết hộ khu vực giáp ranh” giữa 2 thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang được triển khai thực hiện từ tháng 10 năm 2018. Mô hình này đã huy động được sức mạnh của quần chúng nhân dân tham gia vào công tác đảm bảo ANTT tại địa bàn giáp ranh.
ác thành viên trong mô hình chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại 2 địa bàn đặc biệt là khu vực giáp ranh.
ác thành viên trong mô hình chủ động trong việc giải quyết các vấn đề phát sinh tại 2 địa bàn đặc biệt là khu vực giáp ranh.
Đến thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, chắc hẳn nhiều người sẽ cảm nhận được vẻ yên bình ở thôn vùng cao này. Lủng Phặc là một thôn  có 51 hộ dân, với 3 dân tộc Mông, Tày, Dao sinh sống…Nơi đây còn được biết đến là địa điểm tổ chức lễ Hội Mù Là - Một trong những lễ hội mang nhiều nét văn hóa của đồng  bào dân tộc thiểu số vào giữa tháng giêng hàng năm của tỉnh Bắc Kạn. Thôn Lủng Phặc giáp ranh với thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang. Vì vậy công tác đảm bảo an ninh trật tự tại địa bàn được chính quyền địa phương 2 xã quan đặc biệt quan tâm. Từ yêu cầu đó Mô hình “Tổ tự quản liên kết hộ khu vực giáp ranh” giữa 2 thôn Lủng Phặc xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn và thôn Khuổi Phầy xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang được ta đời với sự tham gia của 20 thành viên. Thực hiện quy chế hoạt động của mô hình, dưới sự hướng dẫn, chỉ đạo của Công an xã, công an phụ trách địa bàn, các thành viên trong tổ thường xuyên quan tâm công tác công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, thông tin đến quần chúng nhân dân về phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, nâng cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác và đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, xây dựng mối đoàn kết trong thôn bản, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư...
Sau 6 tháng hoạt động, các thành viên trong tổ đã tham gia giải quyết 4 vụ việc tại khu vực giáp ranh đảm bảo kịp thời, không phát sinh phức tạp. Nhiều vụ việc xảy ra tại địa bàn giáp ranh được giải quyết ngay từ cơ sở, điển hình như: Do mâu thuẫn về việc quản lý, sử dụng đất đai, gia đình ông Hoàng Văn Quân trú tại thôn Khuổi Phầy, xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã dùng trâu để cày mảnh đất của gia đình ông Lý Văn Mỳ ở thôn Lủng Phặc xã Cổ Linh huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đang có giấy chứng nhận quyền sử dụng vì cho rằng mảnh đất đó là do cha ông khai hoang sử dụng trước đây. Bức xúc, gia đình ông Mỳ đã giữ lại 2 con trâu của ông Quân và đưa về nhà mình. Sau khi được các thành viên trong Tổ tự quản phối hợp với Công an xã và Chính quyền địa phương tổ chức hòa giải, 20 ngày sau gia đình ông Mỳ đã trả lại trâu cho ông Quân và bồi thường thiệt hại 4,5 triệu đồng. Còn về vấn đề tranh chấp đất, vụ án đang được Tòa án cấp có thẩm quyền thụ lý giải quyết. Hay ở một sự việc khác, cháu Dương Văn Thành trú tại thôn Lủng Phặc xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn sinh năm 2005 bị ông Hoàng Văn Vỳ dùng một thanh sắt dài khoảng 80cm đánh, vụ việc đã nhanh chóng được các thành viên trong tổ tiếp nhận sau đó tổ chức hỏa giải ngay từ cơ sở. Lễ hội Mù Là tổ chức tại Thôn Lủng Phặc, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm có sự tham gia của các xã, cơ quan trên địa bàn huyện Pác Nặm và xã Hồng Thái, huyện Na Hang được đảm bảo an ninh, an toàn cũng ghi nhận sự đóng góp trong công tác đảm bảo ANTT của Tổ liên kết này
Sự phối hợp trong việc nắm và giải quyết các vụ việc liên quan đến ANTT tại địa bàn 2 thôn Lủng Phặc và Khuổi Phầy đang ngày một cải thiện, ý thức chấp hành pháp luật của quần chúng nhân dân được nâng lên, tình hình an ninh chính trị được đảm bảo, tạo điều kiện cho kinh tế, xã hội phát triển. Hoạt động của mô hình “Tổ liên kết hộ khu vực giáp ranh” mà 2 địa phương đang thực hiện đã góp phần nêu cao tinh thần đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, địa phương, của lực lượng Công an đặc biệt là quần chúng nhân dân. Đây chính là một điểm sáng trong công tác tự quản ở các ở các thôn bản vùng cao.

Tác giả: Đức Thuần

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập738
  • Máy chủ tìm kiếm112
  • Khách viếng thăm626
  • Hôm nay130,710
  • Tháng hiện tại3,456,558
  • Tổng lượt truy cập155,492,162
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây