Vì bình yên “Thủ đô kháng chiến”, Công an Bắc Kạn đã lập nên những chiến công trong kháng chiến chống Pháp

Thứ năm - 13/04/2017 03:48
Cuối năm 1946, Thực dân Pháp bội ước đánh chiếm nước ta, Đảng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa sơ tán lên Việt Bắc và trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Bắc Kạn được mệnh danh là "Thủ đô kháng chiến", trở thành khu an toàn (ATK), căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với vai trò là căn cứ địa cách mạng, “Thủ đô kháng chiến” Bắc Kạn hết lòng cưu mang đùm bọc đồng bào; giúp đỡ bộ đội, cơ quan, xí nghiệp, kho tàng của Trung ương sơ tán; bảo vệ lãnh tụ, bảo vệ các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước...Để bảo vệ Đảng, lãnh tụ, Chính phủ và thành quả cách mạng còn non trẻ, năm 1947 – lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn ra đời, trong đó Công an Bắc Kạn đã có những chiến công xuất sắc.

Khi chiến sự lan rộng đến địa phương, quân và dân Bắc Kạn, trong đó có CBCS Ty Cảnh sát Bắc Kan đã tiến hành tiêu thổ kháng chiến với chiến lược "vườn không, nhà trống", phá huỷ giao thông và tham gia cùng bộ đội chủ lực đánh địch. Ngày 9 tháng 10 năm 1947, Thường vụ TW Đảng ra “Chỉ thị cần kíp” gửi Tỉnh ủy, quân, dân, chính tỉnh Bắc Kạn đề ra nhiệm vụ cần kíp trước mắt về quân sự, chính trị, kinh tế và phòng phỉ, phòng ngừa máy bay oanh tạc, tổ chức sơ tán dân chúng, di chuyển các cơ quan đến nơi an toàn. Tiếp đó ngày 15/10/1947, Ban thường vụ TW Đảng ra chỉ thị “ Phải phá tan cuộc tấn công mùa Đông của giặc Pháp” – Đối với công tác Công an Chỉ thị nhấn mạnh phải “Ra sức dùng những đội thảo phạt phá hội tề; ra sức phòng gian, gác đường, xét hỏi phong tỏa tin tức; bí mật kiểm soát nhân viên các cơ quan đề phòng nội gián; kế hoạch cho các trại giam tù rời vào sâu, canh gác nghiêm mật và điểm sẵn những tên nguy hiểm phải đối phó khi có việc; củng cố giao thông, liên lạc theo một hệ thống thống linh động và bán công khai hay bí mật; thay mật mã liên lạc của các điẹn đài; quân sự hóa các cơ quan điện đài và mật mã; cải thiện việc tình báo và công an nói chung để hiểu rõ tình hình địch”. Công an các đơn vị, địa phương ngoài việc tham gia chiến đấu cản bước tiến quân thù còn phối hợp với các lực lượng khác bảo tính mạng, tài sản cho đồng bào tản cư, ổn định cuộc sống cho bà con, tổ chức đường giao liên phục vụ chiến đấu. Ngoài ra, lực lượng Công an còn phân tán về các làng, xã, thôn bản cùng các ngành, đoàn thể xây dựng cơ sở, tổ chức việc bảo vệ các cơ quan Đảng, chính quyền, quân đội và nhân dân.

Cuối năm 1947 Triệu Văn Nhất –  ở Nà Cói, xã Giáo Hiệu được Pháp hậu thuẫn, hỗ trợ hắn đã lôi kéo nhiều người ở các xã phía bắc Chợ Rã tham gia hoạt động phỉ. Chỉ trong một thời gian ngăn chúng đã giết hại 14 người, đốt phá 82 ngôi nhà, cướp 66 con trâu, bò, lợn, 840 đồng bạc trắng và trên 1.200 gánh thóc, ngô khiến cho nhân dân khu vực bắc Chợ Rã cơ cực, khiếp đảm, kinh hoàng….Công an Bắc Kạn đã nhanh chóng thành lập Đội Công an xung phong do đồng chí Nguyễn Phú Hùng, trưởng Công an quận II làm Đội trưởng, đồng chí Hoàng Kim Lược làm Đội phó thực hiện nhiệm vụ điều tra, lập danh sách những tên phỉ đầu sỏ và củng cố tài liệu tiến hành tiễu phỉ….

13 4 Đội tieu phi 1949

Trên phạm vi toàn tỉnh, lực lượng Công an cùng với các lực lượng vũ trang của tỉnh, huyện tập trung tấn công mạnh vào các đồn ở Phủ Thông, Ngân Sơn. Nhiều trận đánh  ác liệt diến ra trên  quốc lộ số 3 mà nổi bật là thắng lợi của quân và dân Bắc Kạn trong trận đánh tại Đèo Giàng. Trong trận đánh này ta đã phá huỷ 17 xe cơ giới các loại, tiêu diệt hơn 60 tên địch và thu 2 triệu đồng tiền Đông Dương cùng nhiều quân trang, quân dụng khác. Đây là chiến công quan trọng góp phần vào chiến thắng chung của quân và dân ta trong chiến dịch Việt Bắc Thu- Đông 1947. 

Bên cạnh Chiến thắng Đèo Giàng, Phủ Thông.  Không thể không kể đến trận đánh quân Pháp ở Bằng Khẩu, Ngân Sơn ngày 17/8/1949. Trong trận chiến này  Lực lượng vũ trang Bắc Kạn trong đó có lực lượng Công an đã  kết hợp với Tiểu đoàn 55 đã lập công xuất sắc, phá hủy 15 xe quân sự, diệt gần 100 tên địch. Với chiến thắng này, quân và dân Bắc Kạn đã  đập tan âm mưu chiếm đóng của địch, giải phóng quê hương.

13 4 CA bao ve
Lực lượng Công an tham gia bảo vệ Mít tinh chào mừng TX Bắc Kạn được giải phóng, năm 1949

Cuộc chiến đấu kiên cường của quân và dân ta buộc thực dân Pháp phải rút chạy, Bắc Kạn trở thành tỉnh đầu tiên được giải phóng. Sự kiện lịch sử vẻ vang này được Đảng đánh giá cao, được Bác Hồ gửi thư khen ngợi. Trong thư, Bác đã khẳng định "Cuộc thắng lợi này sẽ làm đà cho những thắng lợi khác to lớn hơn, vẻ vang hơn".  Sau ngày được giải phóng (tháng 8 năm 1949), nhân dân các dân tộc Bắc Kạn hăng hái khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến. Một năm sau ngày giải phóng, Bắc Kạn trở thành địa phương dẫn đầu trong phong trào thi đua kháng chiến kiến quốc. Năm 1950, Bắc Kạn được Chính phủ tặng Huân chương Kháng chiến hạng Ba, được vinh dự giữ Cờ luân lưu "Đơn vị có phong trào thi đua khá nhất" do Hồ Chủ Tịch trao tặng.

Với vai trò và nhiệm vụ là căn cứ địa cách mạng, lực lượng vũ tranh và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn không những dồn sức chi viện cho tiền tuyến mà còn hang say lao động, bảo vệ vững chức hậu phương. Trong hơn 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp, quân và dân các dân tộc tỉnh Bắc Kạn đã đóng góp hơn 3 triệu ngày công trực tiếp phục vụ chiến đấu. Các đoàn thể chính trị, nhất là Hội Phụ nữ đã thành công trong việc phát động phong trào toàn dân xây dựng lực lượng vũ trang. Trong hai năm 1952 - 1953, phong trào hũ gạo nuôi quân và mùa đông binh sĩ đã ủng hộ bộ đội hơn 2.000 tấn lương thực, 2.633 chiếc chăn và áo ấm. Hàng nghìn thanh niên con em các dân tộc đã lên đường nhập ngũ. Nhiều đơn vị lực lượng vũ trang địa phương, du kích tập trung đã lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều huân chương, huy chương và danh hiệu cao quý, góp phần làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến thần thánh chống thực dân Pháp xâm lược.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước cũng như trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn luôn thực hiện tốt vai trò tỉnh căn cứ địa, nhiều đơn vị, cá nhân lập công xuất sắc, được phong tặng nhiều danh hiệu cao quý.

Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, ngày 2/10/2000, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đã ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang tỉnh Bắc Kạn. 5 huyện, thị xã Bắc Kạn và 17 xã trong tỉnh cũng được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

70 năm đã trôi qua, những địa danh đã khắc ghi những mốc son lịch sử của lực lượng vũ trang Bắc Kạn, trong đó có những xương máu của CBCS thuộc Ty Cảnh sát Bắc Kạn.  Hình ảnh hy sinh anh dũng của quân và dân Bắc Kạn trong cuộc kháng chiến trường kỳ năm xưa vẫn còn đây để minh chứng cho truyền thống chiến đấu hào hùng, cho một thời đạn bom oanh liệt, thời mà đồng bào Bắc Kạn đã cùng quân dân cả nước làm nên những  trang vàng chói lọi về công cuộc giữ nước của lịch sử dân tộc.

Tác giả: Ma Văn Lả - GĐ Công an tỉnh Bắc Kạn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập503
  • Máy chủ tìm kiếm92
  • Khách viếng thăm411
  • Hôm nay203,491
  • Tháng hiện tại3,605,600
  • Tổng lượt truy cập155,641,204
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây