Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung?

Thứ bảy - 18/11/2017 10:43
Lần đầu tiên tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung sẽ được chuyển ngữ sang tiếng Anh. Trước nay, những cụm từ cô đọng như “giang hồ”, “võ lâm”, “Giang Nam thất quái”, “Cửu âm bạch cốt trảo”… đã luôn là thách thức lớn nhất khiến tiểu thuyết Kim Dung rất khó dịch.

Thế giới trong hình dung của nhà văn chuyên về dòng tiểu thuyết võ hiệp người Trung Quốc - Kim Dung (93 tuổi) - luôn đề cao sự trung nghĩa, dũng khí. Ở đó, những cá nhân dù có thể lẻ loi, đơn độc nhưng vẫn chiến thắng được mọi trở lực lớn nhỏ và trở thành anh hùng nổi danh thiên hạ, được người người ngưỡng mộ.

Các anh hùng võ lâm trong tiểu thuyết Kim Dung đều là những cao thủ, có thể bay cao (theo đúng nghĩa đen), có thể ra những đòn chí tử với chỉ… một ngón tay.

Thế giới võ hiệp ấy vốn đã quen thuộc với nhiều độc giả Á Đông. Cho tới tận hôm nay, Kim Dung vẫn là nhà văn có sách bán chạy hàng đầu tại Trung Quốc. Đời sống của các nhân vật trong tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung mang đậm màu sắc giả tưởng nhưng chứa đầy sự sáng tạo, với chiều rộng đáng nể của bối cảnh và tuyến nhân vật, cũng như chiều sâu ý nghĩa.

Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung?
Cảnh phim trong “Anh hùng xạ điêu” (2003)

Trước nay, tác phẩm của Kim Dung vẫn chưa từng được dịch sang tiếng Anh, nhưng giờ đây, lần đầu tiên loạt tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc” (1957) - bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn 93 tuổi - sẽ được chuyển ngữ.

Những câu chuyện xoay quanh lẽ công bằng và cách sống trượng nghĩa đã luôn được khắc họa trong tiểu thuyết Kim Dung.

“Phần lớn các cuốn tiểu thuyết của Kim Dung đều xoay quanh những trải nghiệm của một anh hùng trẻ tuổi, để từ đó nhân vật dần trưởng thành và trở thành anh hùng thực thụ trong võ lâm, không chỉ có võ thuật cao cường để đấu với cái ác, mà còn có trí tuệ uyên thâm, hiểu biết lý lẽ”, giáo sư Liu Jianmei, đồng tác giả cuốn “Hiện tượng Kim Dung”, giảng dạy tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông chia sẻ.

Những cái tên mang đầy màu sắc biểu đạt trong thế giới võ hiệp Kim Dung như “Giang Nam thất quái” hay “Toàn Chân thất tử”, rồi những khái niệm đậm chất võ hiệp như “giang hồ”, “võ lâm” đều là thách thức khi dịch sang tiếng Anh, bởi nếu dịch dài dòng, đúng và đủ ý, độc giả sẽ thấy… chán, nhưng nếu dịch cô đọng thì cũng không có từ tương đương trong tiếng Anh.

Đó chính là thách thức lớn nhất khi dịch tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung. Thực tế, lý do khiến tiểu thuyết Kim Dung mãi tới gần đây mới được chuyển ngữ sang tiếng Anh, mặc dù ông rất nổi tiếng trong dòng tiểu thuyết võ hiệp trứ danh của phương Đông, đơn giản là bởi việc chuyển ngữ… quá khó.

Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung? - Ảnh minh hoạ 2
Cảnh phim trong “Thần điêu đại hiệp” (2006)

“Dịch tiểu thuyết Kim Dung là một nhiệm vụ làm nản lòng các dịch giả bởi sự phức tạp trong ngôn ngữ, ở đó tích hợp cả thơ và văn, đi kèm là việc sử dụng rất nhiều những cụm từ cô đọng như một dạng thức ngôn ngữ đặc trưng của tiểu thuyết võ hiệp. Chính cách sử dụng ngôn ngữ này đã tạo nên một cảm nhận được xem là hình mẫu về giới võ lâm”, giáo sư Petrus Liu chuyên giảng dạy văn học tại Đại học Boston (Mỹ) cho biết.

Bộ tiểu thuyết “Xạ điêu tam bộ khúc” với ba tập tiểu thuyết gồm “Anh hùng xạ điêu”, “Thần điêu hiệp lữ”, và “Ỷ thiên Đồ long ký” sẽ được chia nhỏ ra thành 12 tập khi dịch sang tiếng Anh. Nữ dịch giả sinh sống tại Thụy Điển - Anna Holmwood, người tham gia dịch bộ tiểu thuyết - đã nỗ lực tìm kiếm một nhà xuất bản kể từ năm 2012.

Cuối cùng, một nhà xuất bản ở London có tên MacLehose Press đã nhận xuất bản bộ tiểu thuyết và dự kiến sẽ ra mắt bạn đọc phương Tây vào tháng 2/2018. Dịch “Anh hùng xạ điêu” cần một năm rưỡi, toàn bộ “Xạ điêu tam bộ khúc” bản tiếng Anh là công trình của nhiều dịch giả.

Độc giả phương Tây sẽ say mê tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung? - Ảnh minh hoạ 3
Bìa cuốn “Anh hùng xạ điêu” bản tiếng Anh sắp ra mắt độc giả phương Tây

Điều khiến những người yêu tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung ở Châu Á cảm thấy tò mò với dự án chuyển ngữ này chính là các dịch giả sẽ dịch tên của các môn phái, môn võ, ngón đòn - vốn được cô đọng thành những tên riêng súc tích - như thế nào.

Chẳng hạn, võ công “Cửu âm bạch cốt trảo” sẽ được dịch ra sao? Dịch giả Anna Holmwood cho biết chỉ có cách diễn nôm các tên gọi này ra và chắc chắn sẽ khiến tên riêng cô đọng trong nguyên tác tiếng Trung bị diễn giải dài dòng hơn trong bản dịch tiếng Anh.

Các tiểu thuyết võ hiệp của Kim Dung đã được chuyển thể thành các loạt phim truyền hình Hoa ngữ ăn khách kể từ hồi thập niên 1980 và vẫn tiếp tục hấp dẫn người xem cho tới tận hôm nay.

Nhạc phim “Anh hùng xạ điêu” (2003)

Tác giả: Bích Ngọc Theo Global Times/China Daily

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập680
  • Máy chủ tìm kiếm115
  • Khách viếng thăm565
  • Hôm nay171,934
  • Tháng hiện tại3,497,782
  • Tổng lượt truy cập155,533,386
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây