Phát huy vai trò của trí thức trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Thứ sáu - 30/06/2017 22:23
Sau 5 năm được tăng cường về các xã khó khăn, dù phụ trách ở lĩnh vực nào, các đội viên trí thức trẻ của tỉnh đều nỗ lực vượt khó, phát huy tốt năng lực trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Phạm Duy Hưng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh

Sau 5 năm được tăng cường về các xã khó khăn, dù phụ trách ở lĩnh vực nào, các đội viên trí thức trẻ của tỉnh đều nỗ lực vượt khó, phát huy tốt năng lực trong tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, đề ra nhiều giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để đạt được kết quả nêu trên, tỉnh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp phù hợp với tình hình, điều kiện của địa phương, theo đó, tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền; chỉ đạo tuyển chọn, phân công nhiệm vụ cho trí thức trẻ sát với chuyên môn, nghiệp vụ đào tạo; quan tâm bố trí nơi ở, tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đội viên trí thức trẻ dự án phát huy năng lực, sở trường công tác, như phân công 12 đội viên làm phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực văn hóa – xã hội; 06 đội viên làm phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực nông – lâm nghiệp; 04 đội viên làm phó chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực kinh tế.

Để đánh giá, trao đổi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các đội viên dự án, trong 5 năm qua, tỉnh đã tổ chức 06 cuộc gặp mặt đội viên dự án. Tỉnh đoàn cũng đã chủ trì phối hợp tổ chức diễn đàn “Tuổi trẻ chung tay cùng xã nghèo vượt khó và phát triển bền vững”. Tại diễn đàn các đội viên dự án đã chia sẻ tâm tư, nguyện vọng, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Đoàn Thanh niên các cấp đã tích cực hỗ trợ các đội viên dự án tìm hiểu về địa bàn, đời sống nhân dân, phong tục, tập quán địa phương, học tiếng dân tộc. Thông qua các hoạt động tuyên truyền đã góp phần ổn định tư tưởng, an tâm công tác của đội viên dự án, thu hút sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho đội viên hoàn thành nhiệm vụ công tác và thực hiện tốt chính sách khi kết thúc dự án.

Phát huy vai trò của trí thức trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội
 Hội nghị đánh giá kết quả công tác của đội viên dự án 600 phó chủ tịch UBND xã (năm 2015)

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ nhằm cung cấp, bổ sung thêm nhân lực cho Đảng, chính quyền địa phương, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Nội vụ hướng dẫn các cấp ủy, chính quyền 02 huyện Ba Bể, Pác Nặm tổ chức thực hiện công tác quy hoạch, bố trí, sử dụng đội viên Dự án 600 Phó Chủ tịch xã đảm bảo đúng quy định theo yêu cầu của Bộ Nội vụ. Theo đó, Sở Nội vụ đã ban hành văn bản đề nghị UBND các huyện Ba Bể, Pác Nặm chủ động, phối hợp thực hiện việc quy hoạch, bố trí sử dụng đội viên theo đúng hướng dẫn của Bộ Nội vụ. Kết quả có 22/22 đội viên được quy hoạch giữ các chức danh ủy viên BCH, ủy viên BTV, bí thư, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND, HĐND xã nhiệm kỳ 2015 -2020 và các chức danh công chức cấp xã, cấp huyện. Đến thời điểm hiện tại đã có 19/22 đội viên được sắp xếp, bố trí, chuyển thành cán bộ, công chức cấp xã, công chức cấp huyện.

Sau 5 năm được tăng cường về làm phó chủ tịch UBND các xã, các đội viên trí thức trẻ đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, giúp cho đời sống văn hóa tinh thần của bà con nhân dân các xã nghèo dần được nâng cao theo hướng tích cực. Cụ thể: Trong lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực nông - lâm nghiệp, các đội viên của dự án đã tham mưu cho UBND xã tổ chức, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Chỉ đạo các ban, ngành cấp xã liên quan đôn đốc nhân dân chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất cây nông nghiệp; tuyên truyền nhân dân sử dụng các loại giống cây trồng phù hợp với điều kiện địa phương; vận động, tuyên truyền cho bà con, nhân dân ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật mới cho người dân địa phương; chỉ đạo triển khai thực hiện các Chương trình 135 và Nghị quyết 30a/CP.

Các đội viên triển khai thực hiện khá thành công các mô hình, đề án, dự án như: Mô hình trồng cây mận chín sớm, mận tam hoa, quýt ghép và mô hình trồng cỏ Guatemala vỗ béo trâu, bò của đội viên Nông Văn Thêm ở xã An Thắng; mô hình thử nghiệm giống ngô lai B265, giống lúa lai TH3-3, ngô lai 02 vụ trên đất canh tác 01 vụ lúa hàng năm của đội viên Hoàng Thị Nghĩa ở xã Giáo Hiệu; mô hình phát triển đàn trâu, bò cái sinh sản, mô hình trồng lạc đỏ, trồng gấc lai và ngô tím Fancy 111 của đội viên Lý Thị Huyền ở xã Cao Tân; đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế theo quy hoạch của đội viên Cà Văn Thế ở xã Nhạn Môn; Mô hình trồng thử nghiệm giống cây đào chín sớm cho hộ nghèo, cận nghèo tại thôn vùng cao, trồng cam Xã đoài, trồng thử nghiệm giống bí nếp lai F1 của đội viên Nông Thị Uyến xã Yến Dương; đề án "Nâng cao hiệu quả hoạt động nhóm, liên kết thị trường tiêu thụ lâm sản của nhóm Mạy Phấy của đội viên Lý Hoàng Nam xã Chu Hương…

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, các đội viên tham mưu giúp UBND các xã chỉ đạo, điều hành việc tổ chức các chương trình, kế hoạch về văn hóa - xã hội trên địa bàn xã; chỉ đạo khảo sát hộ nghèo, chính sách người có công, lập các thủ tục cấp thẻ Bảo hiểm y tế; triển khai các chế độ, chính sách xã hội; xây dựng kế hoạch đào tạo dạy nghề cho lao động nông thôn; chỉ đạo các trường tổ chức tổng kết năm học và bàn giao học sinh về sinh hoạt hè tại cơ sở theo quy định... Đồng thời, đội viên dự án đã chủ động tham mưu cho chủ tịch UBND các xã kiện toàn các ban chỉ đạo thực hiện các mục tiêu về văn hóa - xã hội, chỉ đạo và trực tiếp tuyên truyền, vận động, phổ biến chính sách pháp luật đến người dân; chỉ đạo thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, chính sách xóa đói, giảm nghèo, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực ở cơ sở nhất là trên lĩnh vực văn hóa xã hội như: tỷ lệ học sinh đến trường cao hơn, các hộ gia đình sinh con đều làm các thủ tục khai sinh theo quy định.

Ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách, các đội viên được giao phụ trách các thôn để tổ chức các cuộc họp triển khai các văn bản pháp luật của cấp trên; hỗ trợ đảng uỷ, HĐND và các ban ngành chuẩn bị văn bản, báo cáo phục vụ cho đại hội, hội nghị; tham gia các phong trào, hoạt động của thôn; các chương trình do đoàn thể phát động, tham gia sinh hoạt Đoàn, sinh hoạt Đảng theo quy định. Tham gia hoà giải tranh chấp đất đai, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tham gia tiếp xúc cử tri tại các thôn để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân... 

Phát huy vai trò của trí thức trẻ tham gia phát triển kinh tế - xã hội - Ảnh minh hoạ 2
 Phó Chủ tịch UBND xã Cao Tân (Pác Nặm) Lý Thị Huyền trao tặng bò giống cho các gia đình khó khăn từ chương trình “Chung tay vì cộng đồng”

Kết quả đạt được sau 5 năm triển khai cho thấy, đây là chủ trương đúng đắn, góp phần tăng tỷ lệ cán bộ, công chức trẻ ở địa phương, chuẩn hóa và tạo được nguồn cán bộ, công chức trẻ có trình độ chuyên môn, có năng lực để kế thừa cho đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở. Trên cơ sở kết quả đạt được, trước tình hình và yêu cầu trong giai đoạn mới, đặc biệt là việc triển khai các chương trình trọng điểm của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình xây dựng nông thôn mới, Chương trình phát triển nguồn nhân lực, Chương trình giảm nghèo… thì việc thu hút trí thức trẻ về địa phương công tác là cần thiết.

Do vậy, để tiếp tục thu hút trí thức trẻ về địa phương công tác, trong thời gian tới tỉnh cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:

Một là, các cấp ủy, chính quyền các cấp phải nhận thức đúng đắn và thống nhất về tầm quan trọng của các dự án, đề án tăng cường trí thức trẻ, từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền cũng như sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện dự án. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị và sự đoàn kết, năng động của cán bộ, công chức xã trong việc thực hiện dự án.

Hai là, tiếp tục có chính sách quan tâm đến các đội viên dự án, đề án tăng cường trí thức trẻ như đề án 600; đề án 500 về tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013 – 2020 và trí thức trẻ tăng cường về các xã đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc và miền núi. Có chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, tạo điều kiện để các trí thức trẻ đăng ký thi tuyển, xét tuyển vào các vị trí, chức danh cán bộ, công chức, viên chức tại địa phương trên cơ sở nhu cầu thực tiễn của địa phương và theo đúng các yêu cầu, tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

Ba là, khi kết thúc dự án, đề án các địa phương cần tổ chức đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đội viên đúng quy trình, khách quan; thực hiện tốt công tác quy hoạch, bố trí đội viên trí thức trẻ vào các vị trí, chức vụ phù hợp với trình độ, năng lực của đội viên./.

Tác giả: P.D.H

Nguồn tin: http://backan.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập769
  • Máy chủ tìm kiếm110
  • Khách viếng thăm659
  • Hôm nay162,881
  • Tháng hiện tại3,488,729
  • Tổng lượt truy cập155,524,333
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây