Bộ trưởng Tô Lâm: Công an cấu kết với tội phạm chỉ là trường hợp cá biệt

Thứ ba - 04/06/2019 07:10
(Dân trí) - Chiều 4/6, Đại tướng Tô Lâm Bộ trưởng Công an tiếp tục trả lời các vấn đề liên quan đến việc xử lý đối tượng “xã hội đen”, trong đó có việc cấu kết của cán bộ công chức, cán bộ ngành công an với đối tượng này. >>
Bộ trưởng Tô Lâm: Công an cấu kết với tội phạm chỉ là trường hợp cá biệt

Chủ tịch Quốc hội kết luận phiên chất vấn của Bộ trưởng Tô Lâm (Ảnh: Minh Thu)

Trước khi kết thúc phần chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm còn nhận được ý kiến chất vấn và tranh luận của 6 đại biểu.

Đại biểu Mai Sỹ Diến (Thanh Hoá) tiếp tục quan tâm đến việc xử lý đối tượng hoạt động xã hội đen. “Vấn đề tôi quan tâm là việc cấu kết của cán bộ công chức, cán bộ ngành công an. Vậy ai là người chỉ đạo? Bộ Công an cần có chuyên án xử lý đối tượng này”, đại biểu đoàn Thanh Hóa đặt câu hỏi.

Bộ trưởng Tô Lâm: Công an cấu kết với tội phạm chỉ là trường hợp cá biệt - Ảnh minh hoạ 2
Đại biểu Mai Sỹ Diễn (Thanh Hóa) tiếp tục quan tâm đến hoạt động băng nhóm "xã hội đen"

Đại biểu Đặng Thuần Phong (Bến Tre) muốn làm rõ hơn về vai trò tham mưu của Bộ Công an trong công tác phòng, chống ma tuý.

Đại biểu Hồ Thị Minh (Quảng Trị) chất vấn, hiện nay phòng chống ma tuý chủ yếu dựa vào lực lượng chuyên trách. Trong bối cảnh tội phạm có nguy cơ gia tăng, phòng chống ma tuý lại chủ yếu tập trung đấu tranh hơn là phòng ngừa từ xa. “Bộ trưởng có cam kết tất cả giải pháp Bộ trưởng đưa ra sẽ làm giảm tội phạm ma tuý?”, bà Minh đặt câu hỏi.

Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu (An Giang) phản ánh báo cáo của Bộ Công an không thấy nhắc đến tội phạm kinh tế. Cùng đó, đại biểu Hiếu cũng đề nghị Bộ trưởng Tô Lâm nói thêm an ninh mạng, những khó khăn sau khi Luật An ninh mạng có hiệu lực.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TPHCM) đề cập tình trạng mãi lộ của lực lượng cảnh sát giao thông đã ảnh hưởng đến hình ảnh của ngành, người vi phạm ác cảm nhưng người chấp hành tốt cũng không tin tưởng.

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) đề cập tội phạm xâm hại trẻ em, phụ nữ gia tăng, điển hình như vụ sàm sỡ cô gái trong thang máy ở Hà Nội chỉ phạt 200 nghìn đồng. “Mức phạt này có đủ sức răn đe không? Nếu không, Bộ trưởng làm gì để hạn chế tình trạng này?”, bà Khánh chất vấn.

Đại biểu Nguyễn Quang Dũng (Quảng Nam) lại chất vấn về kẽ hở vận chuyển ma tuý khi đề cập lại vụ việc xảy ra cách đây 2 năm, có một vụ vận chuyển trót lọt 200 kg ma tuý qua sân bay Tân Sơn Nhất, sau này làm rõ do bất cập của thủ tục thông quan.

Bộ trưởng Tô Lâm: Công an cấu kết với tội phạm chỉ là trường hợp cá biệt - Ảnh minh hoạ 3

Bộ trưởng Bộ Công an trả lời các vấn đề đại biểu quan tâm trong sáng nay. (Ảnh: Minh Thu)

Trả lời câu hỏi của đại biểu Mai Sỹ Diến, Bộ trưởng Công an Tô Lâm cho biết, quan điểm của Bộ Công an là rất kiên quyết xử lý các sai phạm trong nội bộ, không có vùng cấm, không bao che bất kỳ trường hợp nào. Trên thực tế, Bộ Công an cũng đã xử lý nhiều trường hợp, kể cả cán bộ cao cấp có liên quan đến vụ việc.

“Đối với thông tin cán bộ ngành công an có liên quan đến tội phạm, chúng tôi khẳng định nếu có chỉ là trường hợp cá biệt. Trong thời gian qua, Bộ Công an cũng đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó có việc luân chuyển địa bàn”, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nói.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tiếp lời về vấn đề gian lận thi cử. Ông cho biết, ngay sau khi xảy ra gian lận thi cử, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an làm rõ, nếu phát hiện gian lận sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Trong phiên họp gần đây, Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức kỳ thi năm 2019 trung thực, khách quan, đảm bảo niềm tin cho phụ hình học sinh.

Vấn đề ở đây là phụ huynh và người trong bộ máy có tiêu cực, quản lý bộ máy có sai sót dẫn đến gian lận thi cử. Nguyên nhân là do ý thức của cán bộ ngành giáo dục, trách nhiệm của thầy cô giáo. Do vậy, chúng ta phải tạo nhận thức chung của xã hội trong việc trung thực, nhận thức rõ việc gian lận, không làm mất cơ hội của người khác, đồng thời lên án hành vi gian lận. Còn nếu phát hiện ra vi phạm ở mức nào thì phải xử lý ở mức đó, ở mức hành chính thì xử lý hành chính, ở mức hình sự phải xử lý hình sự. Tinh thần chung là không đề lọt tội phạm và không để xảy ra oan sai.

Về vấn đề uống rượu bia khi tham gia giao thông, thực tế pháp luật còn nhiều quy định để điều chỉnh như Luật Giao thông đường bộ, Luật xử lý vi phạm hành chính. Thời gian tới, Chính phủ sẽ xem xét sửa đổi bổ sung các quy định theo hướng xử lý nặng hơn nữa người tham gia giao thông có nồng độ cồn.

Kết thúc phần chất vấn Bộ trưởng Bộ Công an, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dành thời gian nói thêm về dự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia. Bà Ngân cho biết, trong quá trình xây dựng Luật Phòng chống tác hại rượu, bia, Quốc hội chọn những vấn đề còn ý kiến khác nhau để tham khảo, xin ý kiến Quốc hội trước theo Luật Ban hành quy phạm pháp luật.

“Việc xin ý kiến trong ngày hôm qua là để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo luật chứ không phải là biểu quyết thông qua luật. Nhưng mà rất tiếc dư luận xã hội, rồi qua phân tích của báo chí đã gây hiểu lầm rằng Quốc hội chưa muốn chế tài, chưa muốn xử lý người sử dụng phương tiện giao thông mà có rượu bia”, Chủ tịch Quốc hội nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, theo quy định của pháp luật hiện hành, trong lĩnh vực giao thông có nhiều quy định nghiêm cấm hành vi uống rượu bia. Cụ thể, Luật Giao thông đường bộ, Luật Đường sắt, Bộ Luật hình sự, Luật hành chính… đều có những quy định rất đầy đủ.

“Điều đó khẳng định rằng không phải không quy định vấn đề này trong Luật Phòng chống tác hại rượu, bia thì là không có chế tài xử lý. Thế nhưng khi xây dựng luật này với mong muốn thu hút những nội dung quy định về việc sử dụng rượu bia vào luật. Quá trình đó có nhiều ý kiến khác nhau nên xin ý kiến Quốc hội để có cơ sở tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý hoàn thiên dự án luật trước khi trình Quốc hội thông qua”, Chủ tịch Quốc hội nói thêm.

Trong sáng nay, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã trả lời hàng loạt các vấn đề “nóng” được đại biểu, cử tri quan tâm, trong đó có gian lận thi cử; tội phạm buôn bán ma túy tăng nhanh; tín dụng đen và hiện tượng “bảo kê” cho hoạt động tội phạm…

Quang Phong

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập920
  • Máy chủ tìm kiếm112
  • Khách viếng thăm808
  • Hôm nay147,930
  • Tháng hiện tại3,473,778
  • Tổng lượt truy cập155,509,382
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây