“Cô gái khiên chắn” - biểu tượng của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ Hong Kong

Chủ nhật - 16/06/2019 12:59
(Dân trí) - Trong những ngày qua, hình ảnh cô gái ngồi thiền trước hàng khiên chắn của cảnh sát Hong Kong được cho là đã truyền cảm hứng cho hàng nghìn cư dân hòn đảo trong phong trào biểu tình chống lại dự luật dẫn độ về Trung Quốc đại lục. >> >>
“Cô gái khiên chắn” - biểu tượng của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ Hong Kong

Bức ảnh "gây bão mạng" Hong Kong trong tuần qua (Ảnh: AFP)

Màn đêm buông xuống. Một cô gái, trong tư thế thiền, ngồi yên lặng trước hàng khiên chắn của cảnh sát chống bạo động.

Bức ảnh bắt trọn khoảnh khắc này đã trở thành một trong những biểu tượng của cuộc biểu tình quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử Hong Kong chống lại dự luật dẫn độ nghi phạm về Trung Quốc đại lục.

“Sự dũng cảm trước những hỗn loạn và bạo lực. Một hình ảnh thật đẹp”, một người dùng Twitter bình luận.  

"Sự ngây thơ của tuổi trẻ và hàng rào chống bạo động của chính quyền", nhà báo người Ireland Aaron Mc Nicholas hiện đang sống ở Hong Kong, nhận định. 

Được cư dân mạng gọi là “cô gái khiên chắn”, Lam Ka Lo, 26 tuổi, đã truyền cảm hứng không chỉ cho những người biểu tình mà còn cho các nghệ sĩ. Một họa sĩ nổi tiếng để vẽ lại cô, thể hiện thần thái bình tĩnh, yên ổn trước khung cảnh hỗn độn.

“Cô gái khiên chắn” - biểu tượng của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ Hong Kong - Ảnh minh hoạ 2

Lam trở thành cảm hứng cho một họa sĩ (Ảnh: Twitter)

Lam đã tới khu Admiralty vào tối ngày 11/6, vài giờ trước cuộc biểu tình diễn ra trước trụ sở của chính quyền đặc khu Hong Kong. Có hàng trăm người biểu tình đã ở đó với Lam, cũng như ngày càng nhiều cảnh sát với những tấm khiên chắn chống bạo động xuất hiện.

“Không ai dám đứng lại gần hàng rào khiên chắn”, Lam nói, nhấn mạnh cô không sợ cảnh sát nhưng lo rằng những người biểu tình có thể bị thương.

Cô bắt đầu ngồi xuống để thiền và đọc kinh khi căng thẳng leo thang dồn dập giữa 2 phía.

“Tôi chỉ muốn truyền năng lượng tích cực thôi. Tuy nhiên, người biểu tình bắt đầu nặng lời với cảnh sát. Vào lúc đó, tôi chỉ muốn những người biểu tình ngồi xuống bên tôi và không khiêu khích nữa”, Lam kể lại.

Tuy nhiên, Lam không muốn trở thành gương mặt đại diện của cuộc biểu tình. “Tôi không muốn bị chú ý. Nhưng nếu mọi người nghĩ rằng thật cảm động khi thấy tôi ngồi trước cảnh sát, tôi hy vọng có thêm nhiều người sẽ được truyền cảm hứng để dũng cảm hơn, để thể hiện chính khiến của bản thân”, Lam chia sẻ.

Theo cô gái trẻ, sự bình tĩnh của cô đến từ việc thiền định. Cô tự nhận mình là một người dễ xúc động từ khi mới sinh ra, nhưng thiền đã giúp cô chú tâm hơn tới cảm xúc và tìm đến sự bình yên trong tâm hồn.

“Cô gái khiên chắn” - biểu tượng của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ Hong Kong - Ảnh minh hoạ 3

Lam ngồi thiền một cách bình yên trước hàng khiên chắn. Cô tin rằng biện pháp hòa bình nên được sử dụng vì bạo lực không giải quyết được vấn đề (Ảnh: Twitter)

Tuy nhiên, Lam, người cũng từng tham gia vào phong trào biểu tình Ô dù năm 2014, buồn khi chứng kiến cảnh bạo lực xảy ra giữa cảnh sát và người biểu tình chiều ngày 12/6.

“Tôi thực sự cảm thấy khó chịu khi chứng kiến một số sinh viên bị cảnh sát làm bị thương”, cô nói, tin tưởng rằng các biện pháp phi bạo lực mới có thể giải quyết được vấn đề.

Vào ngày 15/6, Trưởng đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã tuyên bố hoãn vô thời hạn dự luật dẫn độ trước áp lực dồn dập từ dư luận.

Nhưng Lam nhấn mạnh rằng cô không coi đó thành công vì cô muốn dự luật này phải được rút lại. Cô cũng muốn cuộc biểu tình ngày 12/6 không bị coi là bạo động và những người biểu tình đang bị bắt giữ phải được thả.

Cô kêu gọi mọi người tiếp tục đấu tranh và tham gia biểu tình vào hôm nay, 16/6.

“Hãy đến với bạn bè và gia đình. Đến theo nhóm. Thể hiện bản thân theo cách của các bạn. Tôi ngồi thiền nhưng không có nghĩa đó là cách duy nhất. Mọi người đều có thể biểu tình một cách ý nghĩa và sáng tạo”, Lam nói.

“Cô gái khiên chắn” - biểu tượng của phong trào biểu tình chống dự luật dẫn độ Hong Kong - Ảnh minh hoạ 4

(Ảnh: Twitter)

Đức Hoàng

Theo BBC

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Chuyên trang
An ninh mạng
Thống kê
  • Đang truy cập852
  • Máy chủ tìm kiếm92
  • Khách viếng thăm760
  • Hôm nay103,584
  • Tháng hiện tại3,429,432
  • Tổng lượt truy cập155,465,036
Liên kết Website
Hộp thư góp ý
Đường dây nóng
THÔNG TIN ĐẦU MỐI HƯỚNG DẪN, HỖ TRỢ THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, DVC TT
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây