Ngân Sơn thực hiện Đề án 07-ĐA/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn

Thứ sáu - 04/10/2019 14:44
Tháng 12/2017, Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành Đề án số 07-ĐA/TU ngày 20/12/2017 về việc đổi mới, nâng cao chất lượng quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2017-2020. Đến nay, đề án này đã được các ngành, địa phương tích cực thực hiện.

Tháng 12/2017, Tỉnh ủy Bắc Kạn ban hành Đề án số 07-ĐA/TU ngày 20/12/2017 về việc đổi mới, nâng cao chất lượng quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của Đảng giai đoạn 2017-2020. Đến nay, đề án này đã được các ngành, địa phương tích cực thực hiện.

Để thấy được những chuyển biến rõ nét trong thực hiện Đề án 07 tại cơ sở, phóng viên Báo Bắc Kạn đã phỏng vấn đồng chí Địch Xuân Sơn- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Ngân Sơn về vấn đề này.

Ngân Sơn thực hiện Đề án 07-ĐA/TU của Tỉnh ủy Bắc Kạn
Đồng chí Địch Xuân Sơn- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ngân Sơn.

 

Phóng viên: Xin đồng chí cho biết về tình hình thực hiện Đề án 07 của Tỉnh ủy về việc đổi mới, nâng cao chất lượng quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tại huyện Ngân Sơn thời gian qua?

Đồng chí Địch Xuân Sơn- Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Ngân Sơn: Huyện Ngân Sơn đã khẩn trương xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện Đề án số 07-ĐA/TU ngày 20/12/2017 của Tỉnh ủy Bắc Kạn. Sau hơn một năm triển khai Đề án, công tác học tập và các chỉ thị, nghị quyết của Đảng trong toàn Đảng bộ đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Huyện đã tổ chức tổ chức tốt việc quán triệt, triển khai Đề án tới cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua đó, tạo sự chuyển biến rõ hơn về nhận thức, trách nhiệm, ý thức của người tham gia học tập.

Bên cạnh các hình thức triển khai học tập chỉ thị, nghị quyết truyền thống, huyện đã đổi mới hình thức tuyên truyền như: Thông qua các hội nghị trực tuyến nối trực tiếp với Trung ương và tỉnh, ứng dụng công nghệ thông tin tuyên truyền chỉ thị, nghị quyết của Đảng và các cấp ủy đảng, tình hình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh và của địa phương trên các mạng xã hội... Qua đó khắc phục được tình trạng hình thức, tiết kiệm được thời gian, kinh phí và mở rộng đối tượng tham gia; tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, qua đó cũng nắm chắc được tình hình dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Phóng viên: Trong quá trình thực hiện Đề án này, địa phương gặp những thuận lợi và khó khăn gì, thưa đồng chí?

Đồng chí Địch Xuân Sơn: Quá trình triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn huyện có một số thuận lợi như: Công tác quán triệt, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng từ Trung ương đến tỉnh, tổ chức cơ sở đảng và chi bộ trực thuộc Đảng bộ cơ sở. Ngay sau khi chỉ thị, nghị quyết của Đảng được ban hành, căn cứ hướng dẫn của Trung ương, các cấp, các ngành và huyện đều xây dựng kế hoạch học tập, quán triệt; chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, tài liệu nghiên cứu, lựa chọn báo cáo viên, đồng thời tổ chức triển khai và xây dựng chương trình hành động thực hiện chỉ thị, nghị quyết sát với tình hình địa phương, đơn vị.

Đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ văn hóa, trình độ lý luận chính trị và trình độ chuyên môn ngày càng được nâng cao. Đối với nhiều cán bộ, đảng viên, việc học tập, quán triệt chỉ thị, nghị quyết không chỉ là nhiệm vụ mà còn là nhu cầu tự thân của mỗi người. Chính vì vậy, đội ngũ này đã chủ động nắm bắt, tiếp nhận thông tin và nghiêm túc học tập, quán triệt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng...

Bên cạnh những thuận lợi, việc quán triệt, chỉ thị, nghị quyết còn những hạn chế như: Điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức hội nghị trực tuyến chưa thực sự đảm bảo; hội nghị trực tuyến mới thực hiện ở cấp huyện, còn cấp xã chưa thực hiện được. Hội trường nhỏ, không gian phòng họp hẹp nên số lượng đại biểu triệu tập bị hạn chế. Ở một số địa phương, đơn vị, công tác chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra, chấn chỉnh những bất cập trong việc quán triệt, học tập chưa được thường xuyên.

Số lượng các văn bản được ban hành khá nhiều, bởi ngoài Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, còn có các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư... nhiều văn bản có nội dung còn dài, đồng thời hầu hết các văn bản đều có yêu cầu phải được phổ biến đến chi bộ. Trong khi đó, thời gian dành cho việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt nghị quyết nhất là ở cấp cơ sở không nhiều. Vì vậy, cấp ủy các cấp phải lồng ghép nhiều nội dung trong hội nghị nên chưa dành thời gian thích đáng để cán bộ, đảng viên nghiên cứu, thảo luận, giải đáp thắc mắc trong quá trình học tập, phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả việc tiếp thu nội dung nghị quyết.

Năng lực, phương pháp trình bày của một số báo cáo viên, nhất là ở cấp cơ sở còn hạn chế, ít có liên hệ thực tiễn của địa phương, ngành, đơn vị, nhất là những ưu điểm, khuyết điểm về các mặt hoạt động của cơ quan, đơn vị có liên quan đến lãnh đạo và tổ chức thực hiện nghị quyết.

Một số cấp ủy nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của viện triển khai, quán triệt nghị quyết của Đảng; coi nhẹ việc quán lý, giám sát cán bộ, đảng viên tham gia học tập. Bên cạnh đó, còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên tinh thần thái độ học tập chưa nghiêm túc.

Phóng viên: Vậy phương hướng triển khai nhiệm vụ này trong thời gian tới như thế nào, thưa đồng chí?

Đồng chí Địch Xuân Sơn: Căn cứ vào những tồn tại, hạn chế, huyện Ngân Sơn đã đề ra những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong việc thực hiện Đề án 07-ĐA/TU ngày 20/12/2017 của Tỉnh ủy Bắc Kạn về việc đổi mới, nâng cao chất lượng quán triệt, học tập các nghị quyết, chỉ thị của đảng, giai đoạn 2017-2020./.

Xin cảm ơn đồng chí!

Tác giả: Duy Khánh (thực hiện)

Nguồn tin: http://baobackan.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây