Đó cũng là những công việc hàng ngày của các chiến sĩ Cảnh sát quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ, phục vụ công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm của Phòng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Công an tỉnh Sóc Trăng.
Nâng cao hơn, cán bộ huấn luyện Yes đưa ra bài tập khác. Cụ thể, một cán bộ huấn luyện trong vai “tên tội phạm” nguy hiểm mang theo hung khí đối phó Yes khi bị tấn công. Với sự nhanh nhẹn, những đòn tấn công chuyên nghiệp, Yes khiến “tên tội phạm” một lần nữa phải đầu hàng. Khi được lệnh của cán bộ huấn luyện trông giữ “tên tội phạm”, Yes không rời mắt. Khi “tên tội phạm” bất ngờ bỏ chạy, nhanh như chớp, Yes phi thẳng đến tấn công, hạ gục tại chỗ. Tuy mệt, nhưng Yes vẫn ngoan ngoãn thực hiện nhiều động tác huấn luyện khác theo lệnh của cán bộ huấn luyện.
Trung tá Nguyễn Xuân Trường - Đội trưởng Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ Phòng CSCĐ Công an tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Những chú chó nghiệp vụ được chia làm 4 nhóm, gồm: chó nghiệp vụ bảo vệ, chó giám biệt mùi hơi người, chó đặc định tìm kiếm chất ma túy và chó đặc định tìm kiếm thuốc nổ”.
Cán bộ huấn luyện cảnh khuyển thực hiện tình huống tấn công tội phạm. |
Theo Trung tá Trường, những chú chó này khi khoác lên mình chiếc áo cảnh khuyển là nó biết đang thực hiện nhiệm vụ nên rất tập trung.
Ở Đội Quản lý và sử dụng chó nghiệp vụ Phòng CSCĐ Công an tỉnh Sóc Trăng có 3 giống chó: Berger, Malinois và Rottweiler. Con nhiều tuổi nhất được đưa về đội 10 năm, thấp nhất hơn 1 năm. Trong huấn luyện, cán bộ huấn luyện cảnh khuyển sẽ huấn huyện các động tác cơ bản: đứng, nằm, ngồi, theo bên cạnh, ngửi, sủa, điều khiển từ xa, gọi lại, về chỗ, cắp vật, vượt chướng ngại vật, phát triển hung dữ (cắn) và yên (nằm yên)...
Nghe qua các động tác này tưởng đơn giản vì chó nuôi ở nhà cũng có thể làm được. Tuy nhiên, trong huấn luyện phải thực hiện ngay động tác khi người huấn luyện hạ lệnh, thực hiện chính xác, đúng tư thế.
Theo Thượng úy Nguyễn Công Đọt (cán bộ huấn luyện chó nghiệp vụ), động tác khó huấn luyện nhất là động tác bò. Khi thực hiện không đạt yêu cầu, người huấn luyện phải động viên, có khi thể hiện sự giận dữ trên khuôn mặt để chú chó biết sửa sai.
“Trong huấn luyện có lúc chúng không tuân lệnh, bỏ động tác hoặc làm không đúng động tác. Vì thế, ngoài việc chăm chỉ huấn luyện 4 tiếng mỗi ngày, cán bộ huấn luyện phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, khéo léo. Phải khen khi chú chó mà mình huấn luyện ngoan, làm tốt. Huấn luyện động tác từ đơn giản đến phức tạp. Khi không làm tốt cũng phải phạt… Còn lúc chăm sóc thì mình vuốt ve, động viên chú chó mà mình huấn luyện để sau đó làm tốt hơn”.
Đặc biệt, mỗi cảnh khuyển có một người huấn luyện riêng. Nên ngoài việc huấn luyện, mỗi cán bộ phải quản lý cảnh khuyển của mình. Mọi người nói vui với nhau là xem như con ruột, phải tự tay chăm sóc từng chút một, cho ăn, tắm rửa, chải lông và thường xuyên vuốt ve, khen ngợi, động viên.
Ngoài giờ làm việc hay trong giờ nghỉ nghe tin cảnh khuyển mà mình huấn luyện có dấu hiệu bất thường là phải lao đến cơ quan ngay lập tức. Được huấn luyện bài bản, những chú chó nghiệp vụ đã cùng các chiến sĩ CSCĐ tham gia tuần tra kiểm soát, trấn áp tội phạm tại các tuyến, địa bàn trọng điểm về ANTT…
Tác giả: Đức Văn - T.Bằng
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn