Theo đó, Bộ Công an là cơ quan chủ trì, hướng dẫn, điều phối hoạt động chung của Đề án; đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện đề án theo nhiệm vụ được phân công.
Đề án hướng tới mục tiêu 100% đối tượng là người chấp hành hình phạt tù, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc, thanh thiếu niên vi phạm pháp luật, lang thang cơ nhỡ đã được đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội thường xuyên được phổ biến và nắm được các quy định pháp luật cơ bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân nói chung, của đối tượng nói riêng, các hành vi bị nghiêm cấm, tác hại, trách nhiệm pháp lý khi vi phạm pháp luật và các quy định khác liên quan đến từng cá nhân đối tượng;
90% trở lên đối tượng là người bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, người đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, quản chế, người bị phạt tù được hưởng án treo, người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, người được đặc xá, người mới ra tù tái hòa nhập cộng đồng được phổ biến, giáo dục pháp luật chuyên biệt theo quy định của pháp luật;
100% trại giam, trại tạm giam nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện, cơ sở trợ giúp xã hội lồng ghép nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật vào chương trình học pháp luật, giáo dục công dân, chương trình văn hóa, học nghề, giáo dục tái hòa nhập cộng đồng cho các đối tượng của Đề án…
Những hình thức phổ biến, giáo dục đặc thù, phù hợp với đối tượng cần trú trọng triển khai thực hiện gồm: Tổ chức thành các lớp học tập trung tại hội trường và cho viết thu hoạch; cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật; giáo dục pháp luật thông qua lồng ghép trong chương trình văn hóa, học nghề, hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể thao… Quyết định có hiệu lực từ ngày 19-12.
Tác giả: Nguyễn Hương
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn