Học trực tuyến hay tham gia họp trực tuyến giờ đây không còn là khái niệm xa lạ khi đã có rất nhiều phần mềm, chương trình hỗ trợ học trực tuyến như Google Classroom hay Zoom. Với phần mềm Zoom, chúng ta có thể tạo nhiều phòng học trực tuyến khác nhau và mời người khác tham gia phòng học không giới hạn số lượng. Zoom hiện tại đã có đầy đủ phiên bản cho hệ điều hành Windows, cũng như Android và iOS để bạn học trực tuyến trên điện thoại. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách sử dụng Zoom học trực tuyến.
Bước 1:
Chúng ta tải phần mềm học trực tuyến Zoom theo link dưới đây rồi tiến hành cài đặt.
Bước 2:
Tiếp đến chúng ta cần đăng ký tài khoản để sử dụng, nhấn vào Sign in trong giao diện hiển thị.
Sau đó người dùng được lựa chọn những phương thức tạo tài khoản Zoom, qua email, qua SSO, Google hoặc qua Facebook. Chúng ta nên chọn đăng ký qua Google để liên kết với tài khoản Google đang dùng và tạo ngay được tài khoản Zoom.
Bước 3:
Khi đã có tài khoản bạn được chuyển vào giao diện chính của phần mềm. Tại thanh ngang trên cùng sẽ có 4 nhóm quản lý chính gồm:
Bên dưới là 4 phần chức năng chính để tạo phòng học, tham gia phòng học khác.
Bước 4:
Để tạo phòng học trực tuyến trên Zoom bạn nhấn vào New Meeting. Hiển thị giao diện màn hình webcam với các tùy chọn phòng học bên dưới. Để mời giáo viên hoặc học sinh, sinh viên tham gia phòng học nhấn vào Invite. Lưu ý tới Meeting ID để gửi cho người khác muốn tham gia.
Bước 5:
Hiển thị giao diện, chúng ta nhấn vào Copy URL rồi gửi cho những người bạn muốn mời học tham gia. Người tham gia cũng cần có tài khoản sử dụng.
Bước 6:
Khi người khác muốn tham gia phòng học trực tuyến trên Zoom thì nhấn Join. Sau đó điền ID của phòng học được cung cấp và điền tên của người muốn tham gia. Cuối cùng nhấn Join để tham gia.
Mặc định khi học trực tuyến trên Zoom đều thu âm thanh và hiện sẵn webcam. Lưu ý nếu học trực tuyến trên Zoom bằng điện thoại thì bạn cũng cần nhập ID phòng học và tên của mình để tham gia.
Giao diện phòng học trực tuyến trên Zoom có giao diện như dưới đây.
Các biểu tượng có nội dung gồm:
Như đã nói những host tạo phòng Zoom sẽ có nhiều quyền thiết lập, bao gồm quyền bật hoặc tắt micro của những thành viên tham gia phòng học.
Điều này rất hữu ích khi các thầy cô có thể tắt âm thanh các học sinh trong lớp khi không cần thiết, tránh trường hợp thu âm tiếng ồn từ bên ngoài, ảnh hưởng tới các em học sinh khác.
Nhấn vào Manage Participants để kiểm soát người tham gia. Sau đó nhấn Mute vào người muốn tắt âm hoặc nhấn Mute All để tắt âm tất cả thành viên. Nhấn More để mở giao diện thiết lập thêm cho phần âm thanh.
Bước 1:
Chúng ta nhấn vào nút Share Screen tại thanh điều khiển ở bên dưới màn hình.
Khi đó phần Basic hiển thị tất cả các màn hình ứng dụng, trình duyệt, máy tính đang mở. Bên dưới có 2 tùy chọn gồm:
Bước 2:
Sau khi chọn xong màn hình chia sẻ sẽ hiển thị giao diện xem màn hình chia sẻ. Một thanh menu hiển thị như hình dưới đây.
Nhấn Stop Share để dừng quá trình chia sẻ.
Bước 3:
Ngoài ra trong giao diện tùy chọn chia sẻ khi nhấn vào Advanced sẽ có tùy chọn chia sẻ nâng cao.
Bước 3:
Phần Files sẽ lựa chọn chia sẻ màn hình các file mà bạn lưu tại dịch vụ lưu trữ đám mây mà Zoom hỗ trợ. Chúng ta đăng nhập dịch vụ để chia sẻ.
Xem thêm:
Nguồn tin: quantrimang.com
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn