ĐỐI THOẠI TRỰC TUYẾN VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NĂM 2021

Thứ năm - 30/12/2021 19:39
Kính thưa bạn đọc!Hằng năm, với mong muốn lắng nghe ý kiến, kiến nghị và giải đáp những thắc mắc, câu hỏi của tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân, Công an tỉnh Bắc Kạn đã tổ chức các buổi đối thoại trực tiếp hoặc trực tuyến giữa đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các đơn vị có chức năng giải quyết thủ tục hành chính, Trưởng Công an các huyện, thành phố với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân.
     Năm 2021, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Công an tỉnh đã nghiên cứu và lựa chọn hình thức đối thoại trực tuyến để vừa có thể đảm bảo kết nối rộng rãi với các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch bệnh.
     Chuyên mục “Đối thoại trực tuyến” đã được mở trên Trang Thông tin điện tử Công an Bắc Kạn từ đầu tháng 12/2021 và chương trình đối thoại trực tuyến về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính năm 2021 của Công an tỉnh Bắc Kạn đã được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông báo đến tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân các thôn bản, tổ dân phố trên địa bàn.
     Hôm nay, Công an tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị đối thoại trực tuyến về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính. Thành phần tham gia đối thoại gồm có:
     1. Đồng chí Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tuân, Phó Giám đốc Công an tỉnh.
     2. Đồng chí Thượng tá Luân Lưu Tuyến, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh .
     3. Đồng chí Thượng tá Hà Văn Tân, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
     4. Đồng chí Trung tá Dương Văn Thắng, Phó trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.
     5. Đồng chí Trung tá Ma Văn Hào, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông.
DSC06774
Chủ trì buổi đối thoại: Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Thanh Tuân – Phó Giám đốc Công an tỉnh.
      Trong khoảng thời gian từ 8h00 đến 11h30 ngày 31/12/2021, đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh và các đồng thí tham gia đối thoại sẽ trả lời ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân đã gửi đến Công an tỉnh qua chuyên mục “Đối thoại trực tuyến” trên trên Trang Thông tin điện tử Công an Bắc Kạn và các câu hỏi tổng hợp từ Công an các huyện, thành phố; đồng thời tiếp tục tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của quý vị và các bạn qua hộp thư điện tử conganbackan.gov.vn; số điện thoại 0692549159; chuyên mục “Đối thoại trực tuyến” trên Trang Thông tin điện tử Công an Bắc Kạn.
      Và sau đây, Hội nghị đối thoại trực tuyến về thủ tục hành chính và giải quyết thủ tục hành chính bắt đầu. Công an tỉnh Bắc Kạn xin trân trọng kính mời các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân theo dõi và tham gia.
Bấm vào đây để theo dõi các câu hỏi tiếp theo 
 
Bấm vào đây để đặt câu hỏi 

Anh Lưu Văn Thu, sinh năm 1983, trú tại xã Như Cố, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn hỏi:
Theo quy định của Luật xử phạt vi phạm hành chính thì thời hiệu thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm. Vậy nếu bản thân tôi vi phạm Luật giao thông đường bộ bị tạm giữ cả giấy tờ và phương tiện, nhưng do mức phạt quá cao bản thân tôi không có điều kiện để thực hiện mức phạt thì sau 01 năm tôi có phải thực hiện Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nữa hay không? Và nếu hết thời hạn xử phạt vi phạm hành chính bản thân tôi có thể nhận lại giấy phép lái xe và phương tiện vi phạm không?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính tạm giữ giấy tờ, phương tiện. Người vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012; thời hiệu thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày ban hành quyết định; trường hợp đủ điều kiện quy định tại Điều 76 (Hoãn thi hành quyết định xử phạt), Điều 77 (Giảm, miễn tiền phạt), Điều 79 (Nộp tiền phạt nhiều lần) Luật Xử lý vi phạm hành chính chưa thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, có thể làm đơn xin hoãn, giảm, miễn, nộp phạt nhiều lần. Nếu hết thời hạn hoãn, giảm, nộp phạt nhiều lần mà vẫn không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, cơ quan đã ra quyết định xử phạt sẽ tiến hành xác minh tài sản và thu nhập cá nhân đối với người vi phạm để thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.
- Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính thì hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành hính không thi hành quyết định xử phạt thì trong thời hạn 05 ngày là việc, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt, người có thẩm quyền tạm giữ phải chuyển tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho người có thẩm quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt để quyết định việc kê biên, bán đấu giá theo quy định của pháp luật để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt.
Đối với Giấy phép nếu hành vi vi phạm của anh có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn, sau khi hết thời hạn tước anh sẽ được nhận lại. .

Ông Nguyễn Quốc Thái hỏi: Mấy tháng trước, trong khi tham gia giao thông trên QL3, tôi chạy xe quá tốc độ và bị CSGT lập biên bản, giữ GPLX. Nhưng sau đó, tôi đã làm mất biên bản nên chưa đi làm thủ tục nộp phạt và lấy lại GPLX. Xin hỏi, nếu nộp phạt muộn, quá thời hạn quy định, tôi có bị phạt thêm không? Tôi phải làm thế nào để nộp phạt và lấy lại GPLX khi đã đánh mất biên bản xử phạt?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
Theo quy định tại khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì anh Thái phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính; việc anh nộp phạt muộn nhưng Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với anh vẫn còn thời hiệu (01 năm) thì anh không bị phạt thêm.
Việc anh làm mất biên bản vi phạm hành chính thì anh phải có đơn trình bày lý do mất và có xác nhận của chính quyền địa phương, sau đó anh trực tiếp đến cơ quan Công an đã lập biên bản (gửi đơn và xuất trình các giấy tờ tùy thân) để thực hiện việc nộp phạt và nhận lại giấy phép lái xe theo quy định. .

Ông Nông Văn Thập hỏi: Tôi ở huyện Na Rì, khi phát hiện cháy phải báo cho ai? Trong huyện chưa có đội chữa cháy và phương tiện chữa cháy thì xử lý như thế nào?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
- Khi phát hiện đám cháy cần phải báo cháy ngay cho các lực lượng sau:
+ Cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH;
+ Chính quyền địa phương;
+ Cơ quan Công an địa phương nơi xảy ra cháy.
- Quy trình xử lý khi có cháy xảy ra:
+ Báo động, hô hoán cho mọi người biết có đám cháy: Khi phát hiện ra có cháy, hãy hô hoán, báo động để mọi người cùng biết. Báo động đóng vai trò rất quan trọng trong việc giảm thiểu số người bị thương hoặc thiệt mạng do các yếu tố khói, khí độc và ngọn lửa tác động. Người phát hiện sự cố cháy có thể hô hoán bằng lời hoặc sử dụng các phương tiện báo động khác như: dùng kẻng, loa phát thanh, nhấn nút chuông báo cháy… việc báo động để thông báo cho mọi người trong khu vực đang xảy ra cháy biết, những người đủ sức khỏe thì hỗ trợ trong công tác chữa cháy, người không đủ sức khỏe thì di chuyển thoát nạn.
+ Cắt điện khu vực xảy ra cháy: Cắt điện khu vực xảy ra cháy là việc làm rất cần thiết nhằm ngăn ngừa đám cháy lan truyền đến các khu vực khác. Việc ngắt cầu dao điện cũng giúp đảm bảo an toàn cho những người trong khu vực cháy di chuyển thoát nạn an toàn hơn, không bị điện giật. Trong quá trình chữa cháy, chất chữa cháy được sử dụng chủ yếu là nước, chính vì vậy việc ngắt cầu dao điện cũng chính là việc đảm bảo cho những người phun chất chữa cháy vào đám cháy không bị điện giật, không gây nguy hiểm đến tính mạng của những người tham gia cứu chữa vụ cháy.
+ Sử dụng các phương tiện để dập cháy: Phương tiện chữa cháy ban đầu là những phương tiện có thể dập tắt được đám cháy khi mới phát sinh, đám cháy nhỏ. Phương tiện chữa cháy ban đầu có thể là quần áo, chăn, cát, bình chữa cháy, hệ thống họng nước chữa cháy vách tường,…Người phát hiện đám cháy, nhanh chóng di chuyển đến khu vực để các phương tiện chữa cháy ban đầu để lấy và thao tác sử dụng dập cháy.
+ Gọi điện thoại báo cháy theo số 114 hoặc thông qua ứng dụng “Báo cháy - 114”. Khi gọi điện báo cháy theo số 114, cần chú ý thông tin chính xác địa chỉ nơi xảy ra cháy, có người bị nạn trong đám cháy hay không, loại chất cháy, đặc điểm đám cháy, thông báo sơ bộ về quy mô đám cháy. Khi gọi điện báo cháy, người gọi điện báo cháy có thể sử dụng điện thoại di động hoặc điện thoại cố định để gọi báo cháy. Cách bấm điện thoại (mã vùng +114) hoặc bấm trực tiếp 114, tuy nhiên để có thể nhanh chóng thông tin cho lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH thì chỉ cần bấm trực tiếp số 114.

Tôi định mở cửa hàng kinh doanh các thiết bị phòng cháy. Vậy tôi cần những thủ tục gì để mở cửa hàng?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
- Căn cứ Điều 41 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, điều kiện đối với cơ sở kinh doanh thiết bị phòng cháy và chữa cháy gồm:
+ Người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh quy định phải có văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy và là người có tên tại một trong các văn bản sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp.
+ Trường hợp người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh là người nước ngoài, đã có văn bằng hoặc chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy hoặc chứng chỉ hành nghề về phòng cháy và chữa cháy do cơ quan, tổ chức nước ngoài cấp thì phải có văn bản hợp pháp hóa lãnh sự.
+ Có cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh thiết bị phòng cháy chữa cháy: Có địa điểm hoạt động; có nhà xưởng, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động mua bán thiết bị phòng cháy và chữa cháy.
- Căn cứ Điều 45 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh thiết bị phòng cháy và chữa cháy bao gồm:
+ Văn bản đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC33);
+ Văn bằng hoặc Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức về phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu, người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh;
+ Danh sách cá nhân có Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với lĩnh vực kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; có kèm theo Chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy và quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động của từng cá nhân;
+ Văn bản chứng minh về điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị bảo đảm cho hoạt động kinh doanh: Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê địa điểm hoạt động; bảng kê khai các phương tiện, thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh; Chứng chỉ công nhận chất lượng của phòng thí nghiệm và đánh giá hiệu chuẩn thiết bị kiểm định của cơ quan có thẩm quyền đối với trường hợp đề nghị cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
+ Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.
+ Trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền.
+ Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau:
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03); + Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy cho cơ sở (Mẫu số PC34). Trường hợp không cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
- Cơ sở kinh doanh chỉ được tiến hành các hoạt động kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy sau khi được cơ quan Công an cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.

Ông Hoàng Văn Hải hỏi: Hiện nay tại các huyện trong tỉnh hay xảy ra các vụ cháy lớn mà cơ quan, thiết bị PCCC chỉ tập chung tại thành phố, để xe chữa cháy đến nơi cháy phải di chuyển quãng đường rất dài, khi đến nơi đã cháy hết tài sản hoặc cháy lan sang nhà khác. Cơ quan phòng cháy có giải pháp gì về phòng cháy ở các huyện trong thời gian tới để đảm bảo tài sản cho người dân?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
- Trong những năm gần đây, qua công tác quản lý, điều tra kết luận nguyên nhân vụ cháy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn không có các vụ cháy lớn, cháy gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra. Các vụ cháy có xu hướng giảm dần theo các năm về số vụ và thiệt hại do cháy, nổ gây ra (năm 2019: 23 vụ cháy; năm 2020: 17 vụ; năm 2021: 13 vụ).
- Để công tác chữa cháy, cứu người, cứu tài sản tại các khu dân cư, cơ sở trên địa bàn được tổ chức thực hiện kịp thời, hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do cháy, nổ gây ra, hiện cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH đang thực hiện một số nội dung sau đây:
+ Hiện nay đã bố trí 02 đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại thành phố Bắc Kạn và huyện Chợ Mới. Công an tỉnh đang tiếp tục thực hiện Đề án của Bộ Công an về việc thành lập Đội chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại Công an các huyện, thành phố và phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu đề xuất UBND tỉnh bố trí quỹ đất xây dựng các đơn vị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ khu vực tại các huyện còn lại. Ngoài ra, đã bố trí các bộ thực hiện công tác quản lý nhà nước về công tác PCCC tại cấp xã, cấp huyện theo quy định.
+ Tiếp tục hướng dẫn cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thành lập, kiện toàn, bố trí kinh phí trang bị phương tiện PCCC, duy trì hiệu quả hoạt động của lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở đảm bảo phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), sẵn sàng có mặt xử lý kịp thời, nhanh chóng khi có cháy, nổ xảy ra tại địa bàn.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về PCCC đến mọi tầng lớp nhân dân. Đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền đảm bảo đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng. Trong đó tập trung hướng dẫn chủ hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh, người đứng đầu các cơ sở nâng cao trách nhiệm trong công tác PCCC, đảm bảo an toàn trong quản lý, sử dụng điện, nguồn lửa, nguồn nhiệt.
+ Đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn PCCC&CNCH, tập trung vào các khu dân cư đông người, các cơ sở có nguy hiểm cháy, nổ cao, cơ sở trọng điểm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục các hạn chế, thiếu sót, nguy cơ cháy, nổ. Xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
+ Tăng cường tổ chức diễn tập, thực tập các phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ có sự phối hợp nhiều lực lượng tham gia; phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, các cơ quan Công an, Quân đội, Kiểm lâm và nhân dân địa phương nơi đóng quân để xử lý các tình huống cháy, nổ, tai nạn, sự cố xảy ra trên địa bàn cũng như xảy ra tại các cơ sở trọng điểm về kinh tế – xã hội của địa phương.

Tôi chuẩn bị mở nhà nghỉ. Thủ tục về PCCC cần những gì?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
- Căn cứ khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, các dự án, công trình tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC.
Theo danh mục Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ có quy định gồm: Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch cao từ 7 tầng trở lên hoặc có tổng khối tích từ 5.000 m3 trở lên.
- Trường hợp 1: Nhà nghỉ cao từ 07 tầng trở lên hoặc có khối tích từ 5.000m3 trở lên thì phải thực hiện thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với hồ sơ thiết kế công trình theo quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Hồ sơ đề nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ nghị thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 12 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP theo một trong các hình thức sau: Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan có thẩm quyền; Trực tuyến tại cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền (đối với các văn bản, giấy tờ thuộc danh mục bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước); Thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.
+ Sau khi hồ sơ thiết kế đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC, chủ đầu tư tiến hành thi công công trình theo bản vẽ đã được cơ quan Cảnh sát PCCC và CNCH thẩm duyệt. Quá trình thi công, xây dựng công trình phải đảm bảo điều kiện an toàn PCCC theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Sau khi thi công xong công trình và trước khi đưa công trình vào hoạt động, chủ đầu tư phải đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó đến kiểm tra kết quả nghiệm thu nêu trên và cấp văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa công trình vào sử dụng theo quy định tại Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Sau khi nghiệm thu và trước khi đưa vào hoạt động, cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Trường hợp 2: Nhà nghỉ cao dưới 07 tầng hoặc có khối tích dưới 5.000m3, chủ đầu tư phải tiến hành thiết kế công trình theo quy định tại Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Sau khi thi công xong công trình và trước khi đưa công trình vào hoạt động, chủ đầu tư tự tổ chức nghiệm thu đưa vào hoạt động theo quy định.
+ Sau khi nghiệm thu và trước khi đưa vào hoạt động, cơ sở có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Bà Hà Thị Nhung hỏi: Nhà tôi ở khu chợ và được sử dụng để cho thuê, được trang bị đầy đủ các thiết bị, hệ thống PCCC và được nghiệm thu nhưng khi làm các vách ngăn phân chia ô để cho người dân thuê bán hàng thì phải làm lại thiết kế và thẩm định lại về an toàn PCCC. Như vậy rất phiền hà cho chủ và người thuê. Có cách nào để giảm tải thủ tục nhưng vẫn đảm bảo được an toàn PCCC?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
- Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, các công trình thuộc diện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy khi cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy thì phải xây dựng hồ sơ thẩm duyệt thiết kế điều chỉnh và nghiệm thu theo quy định. Việc làm các vách ngăn phân chia ô để cho người dân thuê bán hàng đã ảnh hưởng tới khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy; bố trí công năng; giải pháp ngăn cháy, chống cháy lan; giải pháp thoát nạn; giải pháp cứu nạn và hỗ trợ cứu nạn. Vì vậy cơ sở phải thực hiện theo quy định này.
- Thực hiện cải cách hành chính phục vụ nhân dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC theo quy định tại khoản 6 Điều 13 và khoản 4 Điều 15 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan Cảnh sát PCCC&CNCH; trực tuyến tại Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật.

Ông Phạm Thanh Huấn hỏi: Tôi phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên và trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ có phải đảm bảo điều kiện gì không?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
1. Đối với phương tiện giao thông cơ giới có từ 30 chỗ ngồi trở lên: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trên 09 chỗ ngồi phải bảo đảm các điều kiện về phòng chá chữa cháy sau đây (khoản 1 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ):
+ Có nội quy, biển cấm, biển báo, biển chỉ dẫn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an; + Hệ thống điện, nhiên liệu, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên phương tiện phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
+ Có phương tiện chữa cháy phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động bảo đảm số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
+ Có quy định, phân công nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ. - Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện vận chuyển hành khách bao gồm (khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ): + Người điều kiển phương tiện: phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ; được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Người làm việc trên xe khách trên 29 chỗ ngồi phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. 2. Đối với phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ: Phương tiện giao thông cơ giới khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ trên đường bộ phải có Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ do cơ quan Công an cấp theo quy định và phải bảo đảm, duy trì các điều kiện an toàn về PCCC sau đây (khoản 3 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ):
+ Các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 8;
+ Động cơ của phương tiện phải được cách ly với khoang chứa hàng bằng vật liệu không cháy hoặc buồng (khoang) đệm theo quy định;
+ Ống xả của động cơ phải được che chắn, bảo đảm an toàn về cháy, nổ;
+ Sàn, kết cấu của khoang chứa hàng và các khu vực khác của phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm cháy, nổ phải làm bằng vật liệu không cháy;
+ Các điều kiện an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;
+ Phải có dây tiếp đất khi phương tiện giao thông đường bộ vận chuyển chất lỏng nguy hiểm về cháy, nổ;
+ Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ phải có biểu trưng hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ (Mẫu số PC01) ở kính phía trước trong suốt quá trình vận chuyển;
- Điều kiện đối với người điều khiển phương tiện, người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển các chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ bao gồm (khoản 4 Điều 8 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ):
+ Người điều kiển phương tiện: phải có giấy phép điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ; được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
+ Người làm việc trên phương tiện giao thông cơ giới vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Ông Nguyễn Văn Hợi và Một người dân trên địa bàn huyện Ba Bể hỏi: “ Tôi là người quê ở Tuyên Quang, làm việc và sinh sống tại Bắc Kạn. Năm 2008, tôi có mua 01 chiếc xe máy ở Bắc Kạn và nhờ bạn tôi đăng ký hộ (do khi đó tôi chưa có hộ khẩu tại Bắc Kạn nên chưa đăng ký được). Theo đó trường hợp của tôi có vi phạm quy định của ngành Công an không?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  Theo quy định của Pháp luật chủ phương tiện (chủ xe) là cá nhân, tổ chức đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và cơ quan thẩm quyền chỉ biết người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe là chủ sở hữu của chiếc xe đó. Việc nhờ bạn đăng ký hộ (đứng tên đăng ký xe) xe là giao dịch dân sự giữa anh và bạn anh. Cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện căn cứ trên giấy tờ như: Giấy tờ nguồn gốc xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ lệ phí trước bạ xe, tờ khai đăng ký xe và giấy tờ của chủ xe để làm thủ tục đăng ký cho chủ phương tiện theo quy định. Theo đó, giấy tờ đăng ký xe là chứng cứ để xác định bạn anh là chủ chiếc xe đó. Do vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giữa anh và bạn anh nên có giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên có nội dung mà anh muốn thực hiện. Trong trường hợp anh muốn làm thủ tục sang tên chiếc xe mô tô trên. Mời anh liên hệ Đội Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bắc Kạn; địa chỉ: tổ 9, Phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn hoặc số điện thoại: 069.2549.151 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn cụ thể./. - Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe). 3. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe: - Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên; - Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe; - Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

Ông Đặng Văn Long hỏi: strong> Mong quý cơ quan cho biết:
“Tôi có mua 01 chiếc xe máy cũ, đã qua nhiều người sử dụng. Vậy thủ tục đăng ký chính chủ cho xe máy của tôi thực hiện như thế nào?”

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
Trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19, Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 Thông tư Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thời hạn đến hết ngày 31/12/2021. 1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này (Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. . .) , ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau: - Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA; - Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có). 2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp giấy tờ sau: - Giấy khai đăng ký xe ( theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA); - Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định; - Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe). 3. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe: - Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên; - Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe; - Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

Trịnh Thị Nga: Tại sao Cảnh sát giao thông lại phạt lỗi không có bảo hiểm dân sự, trong khi tham gia bảo hiểm là tự nguyện?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới được quy định tại Nghị định số 03/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2021. Nghị định này thay thế Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và Nghị định số 214/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 103/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2008 của chính phủ về Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. Do đó khi điều khiển phương tiện xe cơ giới tham gia giao thông nếu chị Nga không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực thì chị sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 100/ 2021/NĐ-CP (đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy), Điểm b Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô).
Thực tế cho thấy, việc giải quyết hậu quả của những vụ tai nạn giao thông thường rất phức tạp và mất nhiều thời gian vì một số lý do: Sau khi gây tai nạn một phần do hoảng sợ, một phần do thiếu trách nhiệm, lái xe đã bỏ trốn để mặc cho nạn nhân phải chịu hậu quả; lái xe khó khăn về kinh tế, không đủ khả năng tài chính để bồi thường thiệt hại cho người thứ ba cũng như cho chủ xe; sau tai nạn lái xe bị thiệt mạng không thể bồi thường cho nạn nhân được... Do đó, để đảm bảo bù đắp những thiệt hại sau những vụ tai nạn, thì việc tham gia bảo hiểm xe cơ giới là hoàn toàn cần thiết.
Trong trường hợp, phương tiện gây tai nạn hoặc gặp sự cố, dẫn tới thiệt hại về tài sản, con người. Công ty bảo hiểm sẽ bồi thường cho bị hại. Vì vậy, tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng

Một người dân trên địa bàn huyện Bạch Thông: Điều kiện phòng cháy, chữa cháy đối với cửa hàng kinh doanh xăng dầu được quy định ở văn bản nào? Những cửa hàng không đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy khi bị phát hiện sẽ bị xử lý như thế nào?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
     
Điều kiện an toàn về PCCC đối với cơ sở được quy định tại Điều 5 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
     Luật Phòng cháy, chữa cháy, gồm:
     a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
    b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
     c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
     d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
     đ) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
     e) Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Ngoài nội dung trên phải có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Thành phần hồ sơ thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số: 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an.
     Xử lý vi phạm:
    Cơ sở là cửa hàng kinh doanh xăng dầu không đảm bảo điều kiện an toàn PCCC nội dung nào quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP đối chiếu các nội dung đó để xử lý vi phạm theo quy định từ Điều 27 đến Điều 48 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Triệu Đình Dũng hỏi: Tôi quê gốc Nam Định đang sinh sống tại Bắc Kạn: Tôi đang sử dụng CCCD mẫu cũ được cấp năm 2019 tại Nam Định, hiện nay nhà nước đang thực hiện cấp CCCD có gắn chíp điện tử. Vậy tôi có cần thiết phải thay đổi sang mẫu mới không? Không đổi có được không ?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
Trường hợp thẻ CCCD đã được cấp năm 2019 của Bạn là thẻ CCCD mã vạch. Từ tháng 12/2021 Công an tỉnh Bắc Kạn và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện thu nhận hồ sơ cấp CCCD gắn chíp điện tử trong toàn quốc. Trường hợp thẻ CCCD mã vạch của bạn còn thời hạn sử dụng thì bạn được tiếp tục sử dụng đến hết thời hạn quy định không bắt buộc phải đổi sang thẻ CCCD gắn chíp điện tử. Tuy nhiên, Công an tỉnh khuyến khích bạn nên đổi sang thẻ CCCD gắn chíp điện tử vì thẻ CCCD gắn chíp có nhiểu ưu điểm so CMND cũ và thẻ CCCD mã vạch trước đây; thẻ CCCD mới sẽ có 12 số với độ bảo mật cao, dung lượng lưu trữ lớn, cho phép tích hợp nhiều thông tin của công dân hơn, liên thông với các thông tin khác về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, thuế… Do đó, công dân chỉ cần mang theo CCCD gắn chíp mà không cần phải mang theo nhiều loại giấy tờ khác khi làm các thủ tục hành chính như trước đây; đồng thời, công dân cũng không phải tốn kém thời gian, chi phí công chứng, chứng thực giấy tờ như trước đây do thẻ có thể sử dụng và kết nối rộng rãi cho các dịch vụ công và tư nhân. Hơn thế, việc cấp thẻ với nhiều tính năng ưu việt này sẽ góp phần phục vụ công tác phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm; nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính, hướng tới nền Chính phủ số, chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ điện tử, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội của cả nước và đây là xu hướng tất yếu trong việc phát triển xã hội hiện nay.

Nguyễn Thanh, hỏi: Nếu người dân chẳng may làm mất CCCD thì cần phải làm gì và thủ tục như thế nào để cấp lại? Xin cảm ơn đ/c.

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
Trường hợp công dân làm mất Căn cước công dân thì công dân có thể đến Trung tâm Phục vụ hành chính công của tỉnh hoặc liên hệ Công an các huyện, thành phố nơi công dân đang sinh sống, làm việc để làm thủ tục xin cấp đổi lại thẻ Căn cước công dân.
* Trình tự, thủ tục để cấp lại thẻ Căn cước công dân (quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 11, Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Ông Trịnh Văn Đức hỏi: Công trình như thế nào thuộc diện kiểm duyệt về phòng cháy? Quy định chung về việc kiểm duyệt này ra sao? Công an cấp huyện có đủ thẩm quyền cấp duyệt phòng cháy không ?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
1. Hiện nay, theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy không có thủ tục kiểm duyệt về PCCC, chỉ có thủ tục “Thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy”.
Căn cứ Khoản 3, Điều 13 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, đối tượng thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy gồm:
a) Đồ án quy hoạch xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch xây dựng đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và các khu chức năng khác theo Luật Quy hoạch;
b) Các dự án, công trình quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi xây dựng mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b khoản 5 Điều này;
c) Phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại mục 21 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP khi chế tạo mới hoặc hoán cải ảnh hưởng đến một trong các yêu cầu an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
2. Quy định chung về thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy thực hiện theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, quy định cụ thể tại Điều 13 thiết kế và thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
3. Theo khoản 12, Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC, các công trình thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về PCCC do Cục Cảnh sát PCCC&CNCH Bộ Công an và Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh thẩm duyệt. Do vậy, Công an cấp huyện không có thẩm quyền thẩm duyệt thiết kế về PCCC.

Hoàng Văn Thái, hỏi: Hiện nay tôi thấy trên thành phố và các huyện có rất nhiều học sinh đươc bố mẹ mua xe máy biển AA để đi học, tôi có 2 vấn đề thắc mắc này:
     a) Về mặt nhà nước luật pháp quy định người từ 18 tuổi trở lên mới đủ điều kiện cấp giấy phép lái xe. Nhưng ở đây, học sinh đủ 14 tuổi và có giấy chứng minh nhân dân thì đủ điều kiện điều khiển xe dưới 50 phân khối, trong khi chưa được tham gia các lớp tập huấn về luật an toàn giao thông hoặc giấy tờ liên quan được Nhà nước cấp đủ điều kiện tham gia giao thông, khi tham gia chạy rất ẩu, dễ gây ra tai nạn. Có nên để học sinh sử dụng phương tiện này tham gia giao thông k? cơ quan có biện pháp gì để đảm bảo an toàn giao thông đối với người sử dụng phương tiện này?
     b) Theo tìm hiểu tôi thấy đa phần loại phương tiện này đều có xuất xứ từ Trung Quốc, về mặt giấy tờ thì ghi là 50 phân khối trong khi người đến mua được cửa hàng bán xe tư vấn, xe này có 02 loại: loại dung tích 50 phân khối và 100 phân khối. Về mặt quản lý, quý cơ quan có nắm được thông tin này không? Biện pháp xử lý các loại xe này như thế nào?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
     
a) Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008: “ Người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3”. Theo quy định này thì học sinh đủ 14 tuổi chưa đủ điều kiện để điều khiển phương tiện có dung tích xi - lanh dưới 50 cm3, lứa tuổi này các cháu học sinh chỉ được phép điều khiển xe thô sơ (ví dụ như xe đạp, xe đạp điện….). Cũng theo quy định trên thì các bậc phụ huynh không nên cho học sinh sử dụng phương tiện này khi chưa đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Cơ quan công an đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương, nhà trường tuyên truyền nhắc nhở đối với các cháu học sinh, đồng thời tăng cường công tác tuần tra kiểm soát xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.
     b) Căn cứ vào chứng từ nguồn gốc của phương tiện do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Khi đến làm thủ tục đăng ký phương tiện, cán bộ đăng ký xe trực tiếp đối chiếu nội dung trong các giấy tờ của xe với thực tế xe, gồm: Nhãn hiệu, số loại, loại xe, số máy, số khung, màu sơn, số chỗ ngồi, năm sản xuất và các thông số kỹ thuật khác để tiến hành đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký xe.
     Vì vậy, trường hợp xe được thực hiện thủ tục đăng ký theo quy định thì cơ quan Công an kiểm soát được chính xác thông số kỹ thuật trong đó bao gồm có dung tích xi – lanh của phương tiện. Trường hợp xe không được đăng ký mà tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Tôi là Nguyễn Thị Hường (HKTT tại phường Sông Cầu, thành phố Bắc Kạn, SĐT 0988.402.563)
Tháng 4/2021 tôi có làm căn cước công dân theo đợt. Hiện nay những người làm cùng đợt với tôi đã được cấp căn cước công dân, bản thân tôi chưa được cấp, cũng không có ai liên hệ để thông báo lý do tôi chưa được cấp là do sai sót thông tin hay do nguyên nhân nào khác? Vậy tôi muốn hỏi trường hợp của tôi hiện nay có được xem xét cấp căn cước công dân tiếp không hay phải đi làm lại thủ tục cấp căn cước công dân mới? Nếu đi làm lại thủ tục cấp CCCD thì có mất lệ phí hay phải khai báo gì lại không ?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
   
 Hiện nay Công an tỉnh đang chỉ đạo phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an các huyện, thành phố tiến hành rà soát, xem xét từng trường hợp để giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của công dân liên quan đến CCCD. Trường hơp đã được thu nhận hồ sơ cấp CCCD đã lâu nhưng chưa được nhận thẻ CCCD xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến hết sức phức tạp; chuỗi cung ứng chíp điện tử để sản xuất trong giai đoạn đầu bị chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất thẻ của Bộ Công an.
     Bên cạnh đó có nguyên nhân chủ quan là do thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được người dân khai báo trước đây (từ năm 2018) qua đối sánh với thông tin trực tiếp thu nhận hồ sơ cấp CCCD phát hiện còn một số trường hợp thông tin không trùng khớp, có sự sai lệch thông tin, nên cần phải xác minh, điều chỉnh, bổ sung, sau khi hoàn tất việc chỉnh sửa, bổ sung thông tin chính xác mới tiếp tục đề nghị cấp CCCD; ngoài ra còn một số nguyên nhân do thiết bị, kỹ thuật chưa đảm bảo trong quá trình thu nhận, chưa đạt các tiêu chuẩn quy định, bắt buộc phải thực hiện thu nhận lại hồ sơ cấp CCCD...
     Đối với trường hợp của bà, Công an tỉnh xin được tiếp thu; đồng thời sẽ chỉ đạo Công an thành phố Bắc Kạn kiểm tra, xem xét và trả lời trực tiếp đến bà theo địa chỉ và số điện thoại như trên.

Ông Đặng Văn Nam hỏi: Nhà tôi chuẩn bị làm xưởng bóc gỗ, diện tích mặt bằng 3.200m2. Cho tôi hỏi, tôi có phải làm phương án chữa cháy không? Nếu có thì trình tự và thủ tục làm như thế nào ?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 5; điểm 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ, xưởng gỗ bóc có diện tích mặt bằng 3200m2 thuộc danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy và phải có phương án chữa cháy.
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, trình tự và thủ tục như sau: Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy: Người đứng đầu cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy của cơ sở đối với cơ sở trong phạm vi quản lý theo Mẫu số PC 17 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Trường hợp 1: cơ sở có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính từ 2.500 m3 trở lên thì cơ sở thuộc danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý theo Phụ lục III, Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Căn cứ khoản 4 Điều 19 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trình tự, thủ tục phê duyệt phương án chữa cháy như sau:
1. Thẩm quyền phê duyệt phương án: Căn cứ khoản 1, Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA, Trưởng phòng Cảnh sát PCCC và CNCH hoặc Trưởng Công an cấp huyện được phân cấp quản lý.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy:
a) Văn bản đề nghị phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở (Mẫu số PC 19);
b) 02 bản phương án chữa cháy của cơ sở đã được người có trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án ký tên, đóng dấu (nếu có).
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 4 Điều 19 cho cơ quan có thẩm quyền theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại cơ quan Công an được phân cấp quản lý.
- Qua dịch vụ bưu chính công ích.
- Nhận hồ sơ qua dịch vụ công trực tuyến (mạng internet), địa chỉ cụ thể: conganbackan.vn; dichvucong.backan.gov.
4. Cán bộ tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra thành phần, tính hợp lệ của hồ sơ và thực hiện theo các quy định sau: a) Trường hợp hồ sơ đầy đủ thành phần và hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 thì tiếp nhận và ghi thông tin vào Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC03);
b) Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thành phần hoặc chưa hợp lệ theo quy định tại khoản 4 Điều 19 thì hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định và ghi thông tin vào Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC04).
5. Thông báo kết quả xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan Công an phân cấp quản lý, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải giao trực tiếp 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho người đến nộp hồ sơ và lưu 01 bản;
b) Trường hợp nộp hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công của cấp có thẩm quyền, cán bộ tiếp nhận gửi thông báo qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại về việc tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung hồ sơ đến cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ;
c) Trường hợp nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích, qua thuê dịch vụ của doanh nghiệp, cá nhân hoặc qua ủy quyền theo quy định của pháp luật, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải gửi 01 bản Phiếu tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy hoặc Phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp hồ sơ trước đó và lưu 01 bản.
6. Thời gian tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả:
Giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật).
7. Lệ phí: không.
Trường hợp 2: cơ sở có tổng khối tích của các khối nhà có dây chuyền công nghệ sản xuất chính dưới 2.500 m3 thì cơ sở thuộc danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo Phụ lục IV, Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Căn cứ điểm g, khoản 1, Điều 9 Thông tư 149/2020/TT-BCA, trách nhiệm phê duyệt phương án thuộc về người đứng đầu cơ sở.

Anh Hoàng Văn Tuấn hỏi: Những tiêu chí nào để xác định một cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về an ninh trật tự ?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
Để xác định một cơ sở kinh doanh đủ điều kiện về an ninh trật tự phải đủ các điều kiện như sau:
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ: “Mọi tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự nếu đủ điều kiện quy định tại Nghị định này và chấp hành các quy định khác của pháp luật có liên quan đều được hoạt động kinh doanh và được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự”. Theo đó một cơ sở phải đáp ứng các tiêu chí sau quy định tại Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ như:
* Căn cứ khoản 2, Điều 7:
2. Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh phải không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Đối với người Việt Nam:
Đã bị khởi tố hình sự mà các cơ quan tố tụng của Việt Nam hoặc của nước ngoài đang tiến hành điều tra, truy tố, xét xử. Có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý bị kết án từ trên 03 năm tù trở lên chưa được xóa án tích; đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành hình phạt tù; đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của Tòa án.
Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong thời gian chờ thi hành quyết định; đang nghiện ma túy; đang được tạm hoãn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa đủ thời hạn để được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài:
Chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.
* Căn cứ Điều 19:
a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:
a) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP);
b) Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ;
c) Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác;
d) Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
đ) Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có
Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội); Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh). Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam; c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
* Sau khi nộp đầy đủ các giấy tờ trên trong thời hạn 03 ngày Cơ quan công an sẽ thẩm định địa điểm kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để cấp Giấy đủ điều kiện về ANTT:
Tiêu chí thẩm định đủ điều kiện về ANTT:
- Tại thời điểm thẩm định cơ sở không có đơn thư khiếu kiện, tranh chấp đất đai, các vụ việc gây mất an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở.
- Phải có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp liên quan đến việc sửa chữa nhà để kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT.
- Nộp lệ phí thẩm định đủ điều kiện về ANTT theo quy định.

Nguyễn Thanh hỏi: Người dân từ nơi khác về Bắc Kạn làm việc khi làm căn cước công dân thì cần có thủ tục gì và có phải mất chi phí gì không ? Xin cảm ơn ?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
Công dân đã được đăng ký thường trú hoặc tạm trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn (hiện vẫn trong thời hạn tạm trú theo quy định của pháp luật) thì có thể làm CCCD tại nơi đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú. Vì vậy nếu anh (chị) đã đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại Bắc Kạn thì có thể đến cơ quan Công an nơi đăng ký thường trú, tạm trú tại tỉnh để thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân theo trình tự sau:
* Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân (quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 11, Thông tư 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an)
1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.
* Về lệ phí cấp CCCD:
Lệ phí cấp CCCD được quy định tại Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp CCCD, cụ thể như sau:
- Công dân chuyển từ chứng minh nhân dân 9 số, chứng minh nhân dân 12 số sang cấp thẻ CCCD: 30.000đồng/thẻ CCCD. - Đổi thẻ CCCD khi bị hư hỏng không sử dụng được; thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng; xác định lại giới tính, quê quán; có sai sót về thông tin trên thẻ; khi công dân yêu cầu: 50.000đồng/thẻ CCCD
- Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định luật quốc tịch Việt Nam: 70.000đồng/thẻ CCCD. Tuy nhiên, để hỗ trợ công dân trong thời điểm trong thời điểm dịch bệnh Covid-19; Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 120/2021/TT-BTC quy định mức thu một số khoản phí nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Theo đó, từ ngày 01/01/2022 đến 30/6/2022 lệ phí cấp CCCD bằng 50% mức thu lệ phí quy định tại Thông tư 59/2019/TT-BTC .

Nông Thế Hùng hỏi: Mua ô tô chưa kịp đăng ký, đi trên đường có bị xử lý không ?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
     
Theo quy định khi tham gia giao thông phương tiện bắt buộc phải có đầy đủ các loại giấy tờ như: Giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; Giấy phép lái xe; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
     Trường hợp anh mua ô tô chưa kịp làm thủ tục đăng ký, cấp biển số chính thức có nhu cầu tham giao thông anh đến liên hệ Phòng Cảnh sát giao thông (nơi anh mua xe) để làm thủ tục xin cấp đăng ký xe tạm thời được phép tham gia giao thông theo thời hạn, tuyến đường trong giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời theo quy định tại Điều 12, Điều 14 Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an Quy định quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
     Nếu chưa làm thủ tục đăng ký hoặc đăng ký tạm thời như trên khi tham gia giao thông sẽ bị xử lý theo quy định của Pháp Luật.

Bà Nguyễn Thị Hà hỏi: Chị gái tôi trước kia theo người ta sang bên Trung Quốc làm thuê rồi quen và lấy chồng bên đấy luôn, hiện đã sinh được 02 con và sinh sống tại Trung Quốc, giờ muốn về Việt Nam thăm nhà, người thân nhưng lại không có giấy tờ gì để được qua cửa khẩu một cách hợp pháp. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của chị tôi như vậy có làm được hộ chiếu để được đi lại thuận tiện được không? Thủ tục làm ở đâu, thời gian bao lâu?

Đ/c Thượng tá Luân Lưu Tuyến - Trưởng Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh trả lời:
   
 Hiện nay chị bạn đang sinh sống bên Trung Quốc căn cứ Điều 16, Mục 2, Chương 3 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam (Luật số 49/2019/QH14 ngày 22/11/2019) chị bạn đến cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc để nộp đơn đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài.
     Thời gian cấp hộ chiếu phổ thông ở nước ngoài còn tùy thuộc vào những giấy tờ chứng minh chị bạn có quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch khi chị bạn nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam tại Trung Quốc do đó chúng tôi chưa thể trả lời thời gian cụ thể được cấp hộ chiếu.
     Nếu bạn còn thắc mắc liên hệ trực tiếp SĐT 069.2549.123 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn.

Anh Nông Văn Sơn, trú tại thôn Xưởng Cưa, xã Sơn Thành, huyện Na Rì, hỏi: Hiện gia đình tôi đang kinh doanh tạp hóa kết hợp nhà ở, có tổng diện tích sử dụng là 100m2. Vậy tôi cần những thủ tục, giấy tờ và phương tiện gì để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy tại hộ gia đình?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
Căn cứ Điều 5 và Điều 7 Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ:
1. Đối với trường hợp hộ gia đình kết hợp kinh doanh chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình gồm:
+ Nhà ở phải bố trí hệ thống điện, bếp đun nấu, nơi thờ cúng bảo đảm an toàn; các chất dễ cháy, nổ phải để xa nguồn lửa, nguồn nhiệt; chuẩn bị các điều kiện, phương tiện để sẵn sàng chữa cháy.
+ Có nội quy về phòng cháy và chữa cháy, về sử dụng điện, sử dụng lửa và các chất dễ cháy, nổ phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
+ Có giải pháp thoát nạn, ngăn cháy lan, ngăn khói giữa khu vực sinh sống với khu vực sản xuất, kinh doanh.
- Các điều kiện an toàn PCCC phải được chủ hộ tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
2. Đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, điều kiện an toàn PCCC gồm:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
- Lập và lưu giữ Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở. Thành phần hồ sơ gồm:
+ Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có);
+ Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
+ Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy.
+ Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b, khoản 3 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
+ Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có)
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC (nếu có).
2. Căn cứ theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP và TCVN 3890:2009 và hướng dẫn của Bộ Công an phương tiện cần trang bị cho cơ sở nêu trên cần: 03 bình chữa cháy xách tay loại ≥ 4kg; tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở phải trang bị câu liêm, thang, xẻng, xô hoặc thùng múc nước, phuy đựng nước, bơm tay cầm, dụng cụ phá dỡ…

Ông Nguyễn Văn Hợi và Một người dân trên địa bàn huyện Ba Bể, hỏi: Tôi là người quê ở Tuyên Quang, làm việc và sinh sống tại Bắc Kạn. Năm 2008, tôi có mua 01 chiếc xe máy ở Bắc Kạn và nhờ bạn tôi đăng ký hộ (do khi đó tôi chưa có hộ khẩu tại Bắc Kạn nên chưa đăng ký được). Theo đó trường hợp của tôi có vi phạm quy định của ngành Công an không? ”

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  Theo quy định của pháp luật chủ phương tiện (chủ xe) là cá nhân, tổ chức đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và cơ quan thẩm quyền chỉ biết người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe là chủ sở hữu của chiếc xe đó. Việc nhờ bạn đăng ký hộ (đứng tên đăng ký xe) xe là giao dịch dân sự giữa anh và bạn anh.
Cơ quan đăng ký, quản lý phương tiện căn cứ trên giấy tờ như: Giấy tờ nguồn gốc xe, giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe, giấy tờ lệ phí trước bạ xe, tờ khai đăng ký xe và giấy tờ của chủ xe để làm thủ tục đăng ký cho chủ phương tiện theo quy định. Theo đó, giấy tờ đăng ký xe là chứng cứ để xác định bạn anh là chủ chiếc xe đó. Do vậy để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giữa anh và bạn anh nên có giấy ủy quyền có công chứng hoặc chứng thực quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên có nội dung mà anh muốn thực hiện.
Trong trường hợp anh muốn làm thủ tục sang tên chiếc xe mô tô trên. Mời anh liên hệ Đội Đăng ký, quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an tỉnh Bắc Kạn; địa chỉ: tổ 9, Phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn hoặc số điện thoại: 069.2549.151 (trong giờ hành chính) để được hướng dẫn cụ thể./.

Ông Đặng Văn Long, hỏi: Mong quý cơ quan cho biết: “Tôi có mua 01 chiếc xe máy cũ, đã qua nhiều người sử dụng. Vậy thủ tục đăng ký chính chủ cho xe máy của tôi thực hiện như thế nào ?”

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  Trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người nhưng thiếu hoặc không có giấy tờ chuyển quyền sở hữu được giải quyết đăng ký, sang tên theo quy định tại Điều 19, Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 Thông tư Bộ Công an quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ thời hạn đến hết ngày 31/12/2021.
1. Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này (Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. . .) , ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 58/2020/TT-BCA;
- Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng (nếu có).
2. Thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp giấy tờ sau:
- Giấy khai đăng ký xe ( theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA); - Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;
- Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe (đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe).
3. Trách nhiệm của người đang sử dụng xe:
- Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên;
- Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe;
- Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

Ông Dương Văn Minh, Xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn: Khi có kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo lịch hẹn đến ngày nhận kết quả mà tôi có việc không thể đến nhận có thể nhờ người khác đến nhận được không?

Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Thanh Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời: Trường hợp công dân không thể đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính thì có thể ủy quyền cho người khác đến nhận kết quả thay, người được ủy quyền phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân của bản thân, giấy ủy quyền có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền và giấy tiếp nhận hồ sơ hẹn trả kết quả. Ngoài ra, Công an tỉnh có triển khai dịch vụ trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích đối với một số thủ tục hành chính, nếu công dân không thể đến nhận kết quả (đối với các thủ tục Công an tỉnh triển khai trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích) có thể đăng ký nhận kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích để tiết kiệm thời gian đi lại.


Chị Dương Thị Nhàn - Thôn Tân Lập - Vũ Muộn - Bạch Thông - Bắc Kạn. SĐT 0978.544.887:  Đề nghị cơ quan chức năng có hướng dẫn cụ thể về thành phần hồ sơ PCCC (biểu thống kê các tài liệu cần thiết có trong hồ sơ hoặc hồ sơ mẫu) đối với hộ gia đình kết hợp kinh doanh để người dân dễ thực hiện ?

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
     
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công an hướng dẫn Luật Phòng cháy, chữa cháy và Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy quy định: Hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy gồm các thành phần sau:
     1. Đối với cơ sở diện tích trên 300m2:
     - Nội quy, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về phòng cháy và chữa cháy; quyết định phân công chức trách, nhiệm vụ trong thực hiện công tác phòng cháy và chữa cháy của cơ sở (nếu có).
     - Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
     - Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có).
     - Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.
     - Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp.
     - Phương án chữa cháy của cơ sở được cấp có thẩm quyền phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy (Phương án xây dựng theo mẫu số PC17 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP).
     - Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy và chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính về phòng cháy và chữa cháy, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
     - Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
     - Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có). - Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ PCCC (nếu có)
     - Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
     2. Đối với cơ sở diện tích dưới 300m2: Tương tự như trên nhưng không cần các tài liệu sau:
     - Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về PCCC đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP
     - Bản sao bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (nếu có)
     - Quyết định thành lập đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở.

Ông Hoàng Văn Tuyển, thôn Thôm Khoan - Cao Sơn - Bạch Thông - Bắc Kạn. SĐT 0834443011, hỏi: Tôi thấy hiện nay có một số người dân có hộ khẩu thường trú tại các xã có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhưng thực tế không cư trú trên địa bàn (để được hưởng các chế độ như người dân trên địa bàn). Như vậy có đúng quy định không?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Luật Cư trú năm 2021 quy định:
    Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú (khoản 1 Điều 11); công dân có quyền lựa chọn, quyết định nơi cư trú của mình (Khoản 1 Điều 8) và được cơ quan quản lý cư trú đăng ký thường trú khi đảm bảo điều kiện đăng ký thường trú theo quy định.
     “Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú (khoản 1 Điều 21):
     a) Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
     b) Ra nước ngoài để định cư;
     c) Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú quy định tại Điều 35 của Luật này;
    d) Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc trường hợp đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
     đ) Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam
    e) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà sau 12 tháng kể từ ngày chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ vẫn chưa đăng ký thường trú mới, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản này;
     g) Người đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h điều này;
     h) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ và không được người cho thuê, mượn, ở nhờ đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó; người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở thuộc quyền sở hữu của mình nhưng đã chuyển quyền sở hữu chỗ ở cho người khác và không được chủ sở hữu mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó;
     i) Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật”.
     Công an tỉnh xin tiếp thu ý kiến, trong thời gian tới sẽ chỉ đạoCông an các địa phương làm tốt công tác đăng ký, quản lý cư trú; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cư trú. Trường hợp ông phát hiện hộ nào hoặc nhân khẩu nào đăng ký thường trú tại địa phương mà thực tế không cư trú trên địa bàn thì đề nghị ông liên hệ và phản ánh với Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú để xem xét, giải quyết theo quy định.
 

Bà Rơ Chăm Ly hỏi: Trong Hộ khẩu ghi dân tộc Jrai… còn trong CMND thì dân tộc: Gia Rai. Vậy nếu làm hộ chiếu có ảnh hưởng gì không ?

Đ/c Thượng tá Luân Lưu Tuyến - Trưởng Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh trả lời: 
     
Cách viết dân tộc “Jrai” trong Sổ hộ khẩu và dân tộc “Gia Rai” trong CMND của bạn là cùng chỉ một dân tộc Gia Rai ở trong Tây Nguyên (có hai cách viết khác nhau). Do vậy khi đến làm hộ chiếu sẽ không ảnh hưởng gì.
     Căn cứ Khoản 1, Điều 15, Mục 2, Chương 2 Luật số 49/2019/QH14 ngày 22/11/2019 của Quốc hội (gọi tắt là Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam). Khi đến phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm hộ chiếu thì bà chỉ cần cầm theo Căn cước công dân (nếu chưa được cấp CCCD thi cầm theo Chứng minh nhân dân) và khai thông tin theo mẫu TK01.
     Trong quá trình thực hiện nếu còn thắc mắc liên hệ trực tiếp SĐT của bộ phận Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bắc Kạn để được hướng dẫn: 069.2549.123 (trong giờ hành chính).

DSC06774
Đồng chí Trung tá Triệu Thị Mai Liên – Phó Trưởng phòng Tham mưu.

Ông Lăng Văn Mỵ, tổ Xây dựng, phường Huyền Tụng, TP Bắc Kạn - SĐT: 0384.478.883 hỏi: Công dân đã làm Căn cước công dân từ tháng 5/2021, hiện nay một số công dân đã được nhận còn một số công dân chưa được nhận. Rất mong cấp trên sớm có biện pháp phát cho công dân để làm cơ sở giao dịch và có giấy tờ hợp lệ.

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Hiện nay Công an tỉnh đang chỉ đạo Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội và Công an các huyện, thành phố tiến hành rà soát, xem xét từng trường hợp để giải quyết kịp thời. Trường hơp đã được thu nhận hồ sơ cấp CCCD đã lâu nhưng chưa được nhận thẻ CCCD xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan là do tình hình dịch bệnh covid-19 diễn biến hết sức phức tạp; chuỗi cung ứng chíp điện tử để sản xuất trong giai đoạn đầu bị chậm nên ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất thẻ của Bộ Công an.
     Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan là do thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được người dân khai báo trước đây (từ năm 2018) qua đối sánh với thông tin thu nhận trực tiếp qua hồ sơ cấp CCCD còn một số trường hợp chưa chính xác cần phải xác minh, điều chỉnh, bổ sung...
     Đối với trường hợp của ông; Công an tỉnh xin được tiếp thu; đồng thời sẽ chỉ đạo Công an thành phố Bắc Kạn kiểm tra, xem xét và trả lời trực tiếp đến ông theo địa chỉ và số điện thoại như trên.

Chị Triệu Thị Thu - Phố Nà Hái - Thị trấn Phủ Thông - Bạch Thông - Bắc Kạn. SĐT 0349362417, hỏi: Các biểu mẫu báo cáo định kỳ của cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT là do cơ sở phải tự mua hay được cơ quan Công an cấp?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Khi cơ sở kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về ANTT được cấp mới giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT sẽ được cơ quan Công an hướng dẫn và cấp biểu mẫu báo cáo định kỳ (01 lần); trong quá trình kinh doanh cơ sở tự sao, in để phục vụ công tác báo cáo.

Ông Triệu Văn Hiên – HKTT tổ 5, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, hỏi: Tôi làm CMND 9 số tại tỉnh Tuyên Quang, bây giờ sống tại Bắc Kạn, tôi có đi làm CCCD ở Bắc Kạn thì có phải thay sổ bảo hiểm xã hội, cũng như ảnh hưởng đến việc hưởng bảo hiểm xã hội không?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Việc thay đổi số Chứng minh nhân dân 9 số sang Căn cước công dân gắn chíp điện tử công dân không phải đổi sổ Bảo hiểm xã hội và không ảnh hưởng đến thủ tục, quyền lợi hưởng bất kỳ chế độ nào về Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, thông tin về số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân là một trong các tiêu thức để quản lý đối tượng tham gia Bảo hiểm xã hội trong cơ sở dữ liệu; do vậy công dân chỉ cần thực hiện điều chỉnh thông tin số Chứng minh nhân dân trong cơ sở dữ liệu Bảo hiểm xã hội theo quy định.
     Hiện nay, để tạo điều kiện thuận lợi và giảm thủ tục hành chính cho công dân cơ quan Công an và cơ quan Bảo hiểm xã hội từ trung ương đến địa phương đang thực hiện kết nối dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu về Bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; đồng thời tích hợp các thông tin về bảo hiểm xã hội của công dân lên trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử.

Một người dân trên địa bàn huyện Pác Nặm, hỏi:
   
 Khi bị mất đăng kí xe, biển số xe thì làm lại cần những giấy tờ gì? thủ tục như thế nào ? trong thời gian bao lâu thì được cấp lại ?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
     
Theo Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 Thông tư quy định về quy trình cấp, thu hồi đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ quy định thủ tục hồ sơ đổi lại, cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: Chủ xe nộp hồ sơ theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Thông tư số 58/2020/TT-BCA gồm:
- Giấy khai đăng ký xe (theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA)
- Giấy tờ của chủ xe.
1. Chủ xe là người Việt Nam: Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu. Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).
2. Chủ xe là người Việt Nam định cư ở nước ngoài về sinh sống, làm việc tại Việt Nam: Xuất trình Sổ tạm trú hoặc Sổ hộ khẩu hoặc Hộ chiếu (còn giá trị sử dụng) hoặc giấy tờ khác có giá trị thay Hộ chiếu.
3. Chủ xe là người nước ngoài:
a) Người nước ngoài làm việc trong các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng);
b) Người nước ngoài làm việc, học tập ở Việt Nam: Xuất trình thị thực (visa) thời hạn từ một năm trở lên hoặc giấy tờ khác có giá trị thay visa.
4. Chủ xe là cơ quan, tổ chức:
a) Chủ xe là cơ quan, tổ chức Việt Nam: Xuất trình thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến đăng ký xe. Xe doanh nghiệp quân đội phải có Giấy giới thiệu do Thủ trưởng Cục Xe – Máy, Bộ Quốc phòng ký đóng dấu; b) Chủ xe là cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam: Giấy giới thiệu của Cục Lễ tân Nhà nước hoặc Sở Ngoại vụ và xuất trình Chứng minh thư ngoại giao hoặc Chứng minh thư công vụ (còn giá trị sử dụng) của người đến đăng ký xe;
c) Chủ xe là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện, doanh nghiệp nước ngoài trúng thầu tại Việt Nam, tổ chức phi chính phủ: Xuất trình căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu (đối với người nước ngoài) của người đến đăng ký xe.
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe bị mất: Theo quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 4 Thông tư số 58/2020/TT-BCA:
- Cấp lại biển số xe bị mất, biển số xe bị mờ, hỏng: Không quá 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe bị mất: Không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
 

Anh Dương Văn Sỹ, sinh năm 1982, trú tại xã Quảng Chu, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn, hỏi:
     
Con gái tôi sinh năm 2006 năm nay học lớp 10, vì nhà xa trường học nên tôi có mua cho cháu 01 chiếc xe gắn máy dưới 50cm3 để cho cháu đi học và đăng ký cho cháu đứng tên. Tuy nhiên khi cháu đi xe gắn máy trên đến trường đã bị lực lượng Cảnh sát giao thông bắt giữ do lỗi chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện và phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, bản thân tôi cũng bị phạt lỗi giao xe cho người chưa đủ điều kiện điều khiển xe tham gia giao thông. Vậy, tôi muốn hỏi lực lượng Cảnh sát giao thông xử phạt tôi với lỗi như vậy có đúng không? Nếu con gái tôi không điều khiển mà giao xe cho bạn của cháu cũng chưa đủ 16 tuổi thì tôi có bị xử lý lỗi giao xe không?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
     
Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 “người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3”. Như vậy con gái anh chưa đủ 16 tuổi điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 bị xử phạt cảnh cáo là đúng theo quy định tại điều 22 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và khoản 1 điều 21 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Việc anh bị lực lượng Cảnh sát Giao thông xử phạt anh với lỗi “Giao xe cho người không đủ điều kiện” theo quy định tại khoản 1 Điều 58 Luật Giao thông đường bộ là đúng theo quy định. Vì: Tên trong giấy đăng ký là đứng tên con gái anh để phù hợp với quy định là chủ sở hữu, còn việc con gái anh sử dụng chiếc xe đó thì chưa phù hợp theo quy định của Luật Giao thông đường bộ và chiếc xe này chính là tài sản anh mua cho con gái, thực tế con gái anh chưa có tài sản riêng. Con gái anh giao xe cho bạn thì anh không bị xử phạt, tuy nhiên theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì anh phải nhắc nhở cháu không được điều khiển phương tiện và giao xe cho bạn điều khiển khi chưa đủ tuổi theo luật định.

Ông: Cao Sinh Vũ. Địa chỉ: xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, hỏi: Tôi muốn nộp hồ sơ trực tuyến thì làm như nào?

Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Thanh Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời: 
     
Hiện nay, Công an tỉnh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với 22 thủ tục hành chính. Để nộp hồ sơ trực tuyến, công dân có thể sử dụng điện thoại hoặc máy vi tính… có tính năng kết nối mạng internet: Truy cập vào địa chỉ cung cấp dịch vụ công trực tuyến của Công an tỉnh và thực hiện các bước theo hướng dẫn, cụ thể:
     1. Các thủ tục trong lĩnh vực đăng ký, quản lý con dấu, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự, phòn cháy chữa cháy: Truy cập website: https://dichvucong.backan.gov.vn thực hiện đăng ký tài khoản/ đăng nhập.
     Chọn cơ quan Dịch vụ công trực tuyến
     Điền các trường thông tin và đính kèm bản scan hoặc bản chụp của các thành phần hồ sơ của thủ tục hành chính, sau đó bấm nút “gửi đi”
   2. Thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông (thực hiện khai tờ khai điện tử cấp hộ chiếu): Truy cập địa chỉ: http://hochieu.xuatnhapcanh.gov.vn.
     Nhập thông tin vào tờ khai điện tử khai đầy đủ vào những mục có dấu * màu đỏ. Sau đó vào mục “Đặt lịch hẹn” để lựa chọn thời điểm nộp hồ sơ phù hợp với lịch tiếp nhận hồ sơ của Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bắc Kạn.         Khi đã hoàn tất việc khai thông tin và đặt lịch hẹn, chọn mục “Kết thúc” để lưu thông tin và ghi nhận mã số tờ khai.
     3. “Đăng ký, khai báo xe” trên Cổng Thông tin điện tử Cục CSGT Truy cập vào địa chỉ: csgt.vn. Chọn mục “Đăng ký, khai báo xe”. Chọn thủ tục cần thực hiện. Sau khi hoàn thành việc khai báo, chủ phương tiện gọi điện thoại vào số điện thoại của cơ quan đăng ký xe để được hẹn lịch cụ thể.
     4. Các thủ tục trong lĩnh vực Đăng ký, quản lý cư trú (cấp xã) Truy cập địa chỉ: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn “chọn phương thức đăng nhập” là “ tài khoản cổng DVC quốc gia” thực hiện các bước để đăng ký tài khoản. Để thực hiện đăng ký thường trú hoặc tạm trú Click vào thường trú hoặc tạm trú sau đó điền các trường thông tin theo hướng đẫn (lưu ý những trường * là thông tin bắt buộc phải nhập) và thực hiện các bước tiếp theo theo theo hướng dẫn.
     5. Thủ tục khai báo tạm trú cho người nước ngoài qua Trang Thông tin điện tử.
     Truy cập địa chỉ: https://backan.xuatnhapcanh.gov.vn
     Cung cấp các thông tin để nhận tài khoản khai báo (Chỉ thực hiện lần đầu).
     Đăng nhập vào địa chỉ https://backan.xuatnhapcanh.gov.vn bằng tài khoản và mật khẩu đã được cấp, thực hiện nhập và kiểm tra các thông tin khai báo về người nước ngoài hoặc chuyển tập tin nhập đính kèm theo mẫu.
     Ấn nút “Lưu thông tin” và kiểm tra thông tin hệ thống. Nếu hệ thống xác nhận đã tiếp nhận thì hoàn thành; nếu hệ thống chưa tiếp nhận thì thực hiện lại Bước 2.

Ông Hoàng Quốc Hưng, địa chỉ thôn Nà Quân, xã Phương Viên, huyện Chợ Đồn, hỏi: Thủ tục đăng ký trực tuyến cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT để kinh doanh dịch vụ karaoke như thế nào? Thời hạn giải quyết là bao lâu?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
- Thủ tục đăng ký trực tuyến cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT: Để đăng ký trực tuyến làm theo các bước sau:
+ Bước 1: Truy cập website: https://dichvucong.backan.gov.vn
+ Bước 2: Đăng ký tài khoản/đăng nhập.
+ Bước 3: Chọn Dịch vụ công trực tuyến/nộp hồ sơ.
+ Bước 4: Chọn Công an Chợ Đồn/ chọn thủ tục cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT để kinh doanh một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện.
+ Bước 5: Điền các trường thông tin và đính kèm bản scan hoặc ảnh chụp của các giấy tờ được quy định tại Điều 19 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định, sau đó bấm nút “gửi đi”
- Thời hạn giải quyết: 04 ngày làm việc.

Anh Đỗ Văn Long – Thôn Pò Đeng - xã Tân Tú - Bạch Thông – Bắc Kạn. SĐT 0976544999, hỏi:
     
Hiện nay tôi đang làm nghề lái xe tải nhỏ chở vật liệu xây dựng. Tôi nhận thấy gần đây có nhiều hộ dân mua xe tắc tơ về tự chế để nhận chở hàng, chở gỗ chạy trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ. Theo tôi biết xe tắc tơ là để phục vụ sản xuất nông nghiệp, không có đăng ký, đăng kiểm theo quy định, không đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Vậy việc xe tắc tơ tự chế lưu thông trên các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ và chở hàng hóa có đúng quy định không? Nếu không đúng quy định thì cơ quan chức năng có biện pháp gì để quản lý đối với loại phương tiện này?

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  
     
Loại phương tiện xe tắc tơ là loại phương tiện để phục vụ vào việc sản xuất nông nghiệp. Việc cá nhân, tổ chức đưa loại hình phương tiện này vào vận chuyển hàng hóa tham gia giao thông là không đúng theo quy định của Luật giao thông đường bộ. Lực lượng Cảnh sát giao thông đã phối hợp với chính quyền các địa phương trên địa bàn tỉnh thống kê và cho chủ phương tiện xe tắc tơ ký cam kết không vi phạm; trong quá trình tuần tra kiểm soát - xử lý vi phạm mà phát hiện phương tiện xe tắc tơ chở hàng tham gia giao thông, Cảnh sát giao thông sẽ tiếp tục tuyên truyền nhắc nhở, nếu tiếp tục vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

DSC06774
Đồng chí Thượng tá Luân Lưu Tuyến – Trưởng phòng an ninh đối ngoại.

Ông Nguyễn Tiến Thái – HKTT tổ 11B, thị trấn Bằng Lũng, hỏi: Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy cho hộ kinh doanh khí (gas) trong thời gian bao nhiêu ngày thì phải trả kết quả cho công dân.

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
     
- Căn cứ khoản 10 Điều 13 Nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định: Thời hạn thẩm duyệt thiết kế về PCCC cho hộ kinh doanh gas được tính kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể như sau:
     + Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: Không quá 05 ngày làm việc;
     + Thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công: Không quá 10 ngày làm việc .

Một người dân huyện Pác Nặm, hỏi: Tính bảo mật của thẻ căn cước công dân có gắn chíp điện tử ?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Căn cước công dân (CCCD) tuân thủ quy định bảo mật của thế giới và Việt Nam, trên chíp có thực hiện ký số, do vậy khó làm giả, bảo đảm độ tin cậy trong thực hiện các giao dịch. Chíp được gắn trên CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân trên CCCD với mục tiêu là thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về an ninh trật tự, tạo điều kiện thuận tiện cho công dân thực hiện các giao dịch hành chính, đi lại, nâng cao hiệu quả của Chính phủ điện tử, Chính phủ số.
     Chíp có khả năng lưu trữ thông tin sinh trắc học (như dấu vân tay), cho phép xác thực đảm bảo chính xác con người. Qua đó, thông tin chủ thẻ được định danh một cách chính xác, giảm thiểu mọi nguy cơ cao về giả mạo thẻ, đảm bảo an toàn bảo mật nhất là trong các giao dịch tài chính.
    Chíp gắn trên CCCD là để lưu trữ các thông tin của công dân, không có chức năng định vị, theo dõi để xác định vị trí của công dân. Việc tích hợp, sử dụng thông tin trên chíp tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Công dân tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn, hỏi: Tôi đang công tác trong ngành Quân đội và có hộ khẩu tập thể đơn vị. Hiện tôi muốn làm Căn cước công dân theo địa chỉ hộ khẩu tập thể của đơn vị có được không? Nếu làm thì thủ tục làm như nào?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
   
 Khoản 1 Điều 15 Luật Cư trú của người học tập, công tác, làm việc trong lực lượng vũ trang “Nơi cư trú của sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, sinh viên, học viên các trường Quân đội nhân dân là nơi đơn vị của người đó đóng quân, trừ trường hợp sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này”
     Như vậy, trường hợp công tác trong ngành quân đội có hộ khẩu thường trú tại nơi đơn vị đóng quân và đủ điều kiện cấp Căn cước công dân theo quy định.
     Trình tự, thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:
      1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
     2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.
     3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

Bà Hoàng Thị Niên, tổ 1B, phường Đức Xuân, TP Bắc Kạn, hỏi: Từ ngày 01/7/2021, không sử dụng sổ hộ khẩu. Vậy tôi muốn cắt chuyển khẩu cho con tôi thì cần phải đến cơ quan nào và cần chuẩn bị những thủ tục gì?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
   
 Theo quy định Từ 01/7/2021 Luật Cư trú năm 2020 có hiệu lực thi hành, thủ tục chuyển hộ khẩu thực hiện theo quy định Luật Cư trú năm 2020, người dân không cần cắt khẩu tại nơi thường trú cũ mà đến cơ quan Công an cấp xã nơi dự định đăng ký thường trú mới để làm thủ tục đăng ký thường trú hoặc nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú để yêu cầu giải quyết theo quy định. “Điều 21 Luật Cư trú năm 2020 quy định Hồ sơ đăng ký thường trú:
     1. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú
     b) Giấy tờ, tại liệu chứng minh việc sở hữu chỗ ở hợp pháp
     2. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân với chủ hộ, thành viên hộ gia đình, trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú;
     c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh các điều kiện khác quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 20 của Luật này.
     3. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật;
     c) Giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú theo quy định.
     4. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người quy định tại điểm c khoản 4 Điều 20 của Luật này thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Giấy tờ, tài liệu chứng minh là nhà tu hành, chức sắc, chức việc hoặc người khác hoạt động tôn giáo và được hoạt động tại cơ sở tôn giáo đó theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo đối với người quy định tại điểm a khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020; giấy tờ, tài liệu chứng minh là người đại diện cơ sở tín ngưỡng đối với người quy định tại điểm b khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020;
     c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở;
     5. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Cư trú năm 2020 và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
     6. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 5 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người được cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp của cá nhân, hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Văn bản đề nghị của người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội đối với người được cơ sở trợ giúp xã hội nhận chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp;
     c) Giấy tờ, tài liệu xác nhận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp.
     7. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại khoản 6 Điều 20 Luật Cư trú năm 2020 bao gồm:
     a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký thường trú không phải là chủ phương tiện thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ phương tiện hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
     b) Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện và giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện hoặc văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở đối với phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm;
     c) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về địa điểm phương tiện đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
     8. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 21 Luật Cư trú năm 2020 là người chưa thành niên thì trong tờ khai thay đổi thông tin cư trú phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
     9. Trường hợp người đăng ký thường trú quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 21 Luật Cư trú năm 2020 là người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn quốc tịch Việt Nam thì trong hồ sơ đăng ký thường trú phải có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng; trường hợp không có hộ chiếu Việt Nam còn giá trị sử dụng thì phải có giấy tờ, tài liệu khác chứng minh có quốc tịch Việt Nam và văn bản đồng ý cho giải quyết thường trú của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh của Bộ Công an.
     10. Chính phủ quy định chi tiết về các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp và giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân quy định tại Điều 21 Luật Cư trú năm 2020.

Bà La Thị Dung, tổ Pá Danh, phường Huyền Tụng, TP Bắc Kạn - SĐT: 0912.704.255, hỏi: Công dân đến địa phương tổ dân phố sinh sống khi muốn đăng ký hộ khẩu tạm trú hay thường trú thì có cần phải qua tổ dân phố xác nhận không? Nếu không qua tổ dân phố trước khi đăng ký, thì tổ không nắm được và quản lý.

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Công dân thực hiện đăng ký thường trú hoặc đăng ký tạm trú với cơ quan Công an cấp xã khi đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú theo quy định Điều 20, Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 quy định về điều kiện đăng ký thường trú và điều kiện đăng ký tạm trú; đồng thời công dân có thể trực tiếp đến Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú để nộp hồ sơ đề nghị hoặc gửi hồ sơ đề nghị qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
     Quy trình thực hiện đăng ký cư trú của cơ quan Công an và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến đăng ký cư trú thực hiện theo Thông tư số 57/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ Công an quy định về quy trình đăng ký cư trú.       Như vậy, trường hợp công dân đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú thì không cần phải có xác nhận của Tổ dân phố nơi công dân đang sinh sống. Tuy nhiên Công an tỉnh xin tiếp thu ý kiến và trong thời gian tới sẽ chỉ đạo Công an cấp huyện, cấp xã thường xuyên thực hiện công tác phối hợp, trao đổi thông tin giữa cơ quan đăng ký cư trú và hệ thống chính trị ở thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn phục vụ công tác đăng ký, quản lý cư trú nói riêng và công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật nói chung.

Ông Hoàng Văn Nghiên – HKTT tổ 2A, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn, hỏi: Đổi CMND sang CCCD có ảnh hưởng đến sổ đỏ không? Nếu có ảnh hưởng thì có cần cập nhật lại, bổ sung số CCCD thay số CMND 9 số không?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
   
 Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất khi chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử không ảnh hưởng tới quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. Trường hợp công dân có nhu cầu thay đổi các thông tin về số Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì liên hệ với cơ quan quản lý về lĩnh vực đất đai trên địa bàn.
     Hiện nay, thông tin về số Chứng minh nhân dân 9 số của công dân đã được tích hợp trên thẻ Căn cước công dân gắn chíp điện tử; trường hợp có vướng mắc trong khi thực hiện các giao dịch cá nhân liên quan đến số Chứng minh nhân dân thì công dân chỉ cần xuất trình thẻ Căn cước công dân để các cơ quan, đơn vị kiểm tra, xác nhận (thông qua mã QR Code) về số Chứng minh nhân dân 9 số.
     Trường hợp trên thẻ Căn cước công dân chưa có thông tin về số Chứng minh nhân dân 9 số thì công dân liên hệ với cơ quan Công an cấp huyện hoặc phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an cấp tỉnh để đề nghị cấp giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân 9 số theo quy định.

Ông Hoàng Thế Tài, địa chỉ thôn Bản Lắc, xã Bằng Lãng, huyện Chợ Đồn chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ Karaoke 007, hỏi: Các cơ sở kinh doanh có điều kiện nào thuộc cấp huyện hoặc cấp xã quản lý?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
   
 Căn cứ Khoản 3 Điều 24 Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện quy định thì các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT thuộc cấp huyện quản lý gồm có:
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke, kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí;
+ Các cơ sở kinh doanh không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và kinh doanh dịch vụ in;
+ Các đơn vị sự nghiệp có thu hoạt động kinh doanh có điều kiện về ANTT của các cơ quan, tổ chức cấp huyện.
- Cấp xã không quản lý về ANTT đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT.

Một người dân trên địa bàn huyện Ngân Sơn, hỏi: Tôi xin cấp giấy thông báo số định danh cá nhân để giải quyết công việc cá nhân, tuy nhiên do tình hình dịch bệnh tôi không thể trực tiếp đến xã để giải quyết, vậy tôi cần làm thế nào?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: 
     
Tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5//2021 của Bộ Công an quy định về thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư “ Khi công dân có yêu cầu được thông báo về số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì công dân hoặc người đại diện hợp pháp của công dân yêu cầu Công an cấp xã nơi công dân đăng ký thường trú cấp văn bản thông báo”.
     Như vậy, trong trường hợp nếu công dân không thể trực tiếp thực hiện thì có thể nhờ người đại diện hợp pháp đến Công an cấp xã nơi đăng ký thường trú để thực hiện theo quy định.

DSC06774
Đồng chí Trung tá Dương Văn Thắng – Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC&CNCH.

Anh Nguyễn Ngọc Thịnh, Tổ 2, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, hỏi: Thủ tục để được cấp giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy.

Đ/c Trung tá Dương Văn Thắng - Phó Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ Công an tỉnh trả lời:  
Bước 1. Cá nhân, tổ chức chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC như sau: - Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện: Văn bản đề nghị kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC21 ban hành kèm theo Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Phòng cháy, chữa cháy); kế hoạch, chương trình nội dung huấn luyện; danh sách trích ngang lý lịch của người đã được huấn luyện.
- Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở đề nghị cơ quan Công an hoặc cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện, gồm: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC22 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP); danh sách trích ngang lý lịch của người đăng ký huấn luyện.
- Đối với cá nhân có nhu cầu được huấn luyện và cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy, gồm: Văn bản đề nghị huấn luyện, kiểm tra, cấp chứng nhận huấn luyện (Mẫu số PC23 ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP). Bước 2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ về Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh theo một trong các hình thức sau:
- Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH
- Thông qua dịch vụ bưu chính công ích: Địa chỉ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH: số 595, tổ 8B, phường Phùng Chí Kiên, thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn).
Thời hạn giải quyết:
- Đối với cơ sở huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy tổ chức huấn luyện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện.
- Đối với cơ quan, tổ chức, cơ sở, cá nhân đề nghị cơ quan Công an tổ chức huấn luyện:
+ Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện từ 20 người trở lên: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả của đối tượng tham gia huấn luyện.
+ Trường hợp số lượng người đăng ký huấn luyện ít hơn 20 người: Phòng CS PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tập hợp; khi đủ số lượng thì thông báo thời gian, địa điểm tổ chức huấn luyện và kiểm tra, đánh giá kết quả.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra đạt yêu cầu, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an cấp tỉnh cấp Chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các cá nhân hoàn thành chương trình huấn luyện nghiệp vụ. Trường hợp không cấp Chứng nhận phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
- Lệ phí: Không.

Một người dân huyện Pác Nặm, hỏi: Làm giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần những giấy tờ gì ? Trong thời gian bao lâu thì được cấp?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Điều 19 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định: Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung đối với các ngành, nghề như sau:
     1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh.
     2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây:
       a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu;
       b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp).
     3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm:
       a) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy.
       b) Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP;
       c) Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác;
       d) Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này;
       đ) Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.
     4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định Nghị định số 79/2014/NĐ-CP) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau:
       a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội); Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh). Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
       b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam;
       c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.
     * Thời hạn giải quyết: Không quá 4 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT; không quá 3 ngày làm việc đối với hồ sơ cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.

DSC06774
Đồng chí Thượng tá Hà Văn Tân – Trưởng phòng CSQLHC.

Chị Phạm Thị Lan Hương, Tổ 11, trị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, hỏi: Tại sao Căn cước công dân vừa mới làm mà chỉ có giá trị sử dụng đến hết ngày 22/9/2023.

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Căn cứ Điều 21, Luật số 59/2014/QH13 ngày 20/11/2014 Luật CCCD về Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân quy định:
     1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
     2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
     Như vậy, trường hợp của công dân sinh ngày 22/9/1998 đến ngày 22/9/2023 là đủ 25 tuổi phải đi đổi thẻ CCCD

Anh Trần Văn Thanh, xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, tạm trú Tổ 8, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, hỏi: Tôi có hộ khẩu thường trú ở xã Tiền Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, hiện đang tạm trú Tổ 8, thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới thì có được làm Căn cước công dân ở nơi đăng ký tạm trú không?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Hiện nay, Ngành Công an nói chung, Công an tỉnh Bắc Kạn nói riêng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công dân trong việc làm thủ tục cấp thẻ Căn cước công dân, kể cả công dân tạm trú. Do vậy, trong trường hợp công dân đã được đăng ký tạm trú trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn và hiện vẫn trong thời hạn tạm trú theo quy định của pháp luật thì có thể làm CCCD tại nơi đã đăng ký tạm trú.

DSC06774
Đồng chí Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng CSGT.

Ông Ngô Thành Quý (Công ty TNHH một thành viên Thành Quý), tổ 12, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn - SĐT: 0972.199.199, hỏi: Xử lý vi phạm trên lĩnh vực giao thông đường bộ qua hình ảnh camera và phạt nguội, nên xử lý bằng thông báo phạt nguội. Người vi phạm nộp phạt bằng hình thức nộp qua ngân hàng và khi có chế tài xử lý tước giấy phép lái xe cũng thông qua hệ thống mạng để người vi phạm không phải đi lại nhiều, tránh tốn kém và mất thời gian.

Đ/c Trung tá Ma Văn Hào – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh trả lời:  Việc xử phạt nguội. Theo quy định tại khoản 3 điều 18 Thông tư số 65/2020/TT-BCA ngày 19/6/2020 của Bộ Công an “Khi kiểm soát thông qua hệ thống giám sát Camera tự động, máy đo tốc độ ghi hình ảnh... Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải tiến hành xác minh thông tin về phương tiện giao thông, chủ phương tiện giao thông (gọi chung là chủ phương tiện) gửi thông báo bằng văn bản yêu cầu chủ phương tiện và cá nhân, tổ chức có liên quan (nếu có) đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết vụ việc vi phạm...”. Sau khi xác định được người thực hiện hành vi vi phạm thì cơ quan Công an đã ra thông báo vi phạm tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với người thực hiện hành vi vi phạm đó; nếu có hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ hành nghề... sau khi hết thời hạn tước người vi phạm phải trực tiếp đến cơ quan Công an đã ra quyết định xử phạt để nhận lại Giấy phép lái xe. Luật giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành chưa có văn bản hướng dẫn trả Giấy phép lái xe qua hệ thống mạng hay dịch vụ chuyển phát.

Chị Bàn Thị Ánh, trú tại thôn Khau An, xã Cư Lễ, huyện Na Rì, hỏi: Trong tháng 10 vừa qua tôi có đến Công an xã Cư Lễ để thực hiện thủ tục đăng ký thường trú mới sinh cho con. Sau khi thực hiện xong cán bộ Công an xã giải thích lí do thu sổ hộ khẩu và các giấy tờ thay thế sổ hộ khẩu có hiệu lực liên quan. Nhưng hiện nay tôi còn có một số thủ tục, giao dịch cá nhân cần đến sổ hộ khẩu. Vậy, tôi có được phép lên Công an xã xin giữ lại sổ hộ khẩu để sử dụng không?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Tại Khoản 3 Điều 38, Luật Cư trú năm 2020:
   
 “Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú”
     Như vậy, Công an cấp xã thu hồi Sổ hộ khẩu của chị là đúng quy định. Trường hợp chị có nhu cầu thực hiện giao dịch cá nhân thì có thể trực tiếp đến Công an cấp xã hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú xác nhận thông tin về cư trú (mẫu CT07) để thực hiện các giao dịch cá nhân theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Cư trú.

Anh Hà Sỹ Hải, trú tại Tổ nhân dân Giả Dìa, thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì, hỏi: Tôi chuẩn bị mở cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nhưng qua tìm hiểu được biết theo Quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì người chịu trách nhiệm về ANTT của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có HKTT ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh. Tôi đăng ký HKTT tại địa bàn thị trấn Yến Lạc từ năm 2018 (chưa đủ thời gian 05 năm) xin hỏi giờ tôi phải làm như thế nào để được cấp phép hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ và nếu không thì có thể cho vợ tôi đứng tên chủ hộ kinh doanh được không (vợ tôi có HKTT tại địa phương trên 05 năm)?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Căn cứ Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ thì: Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
     
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản.
     Vậy ông Hà Sỹ Hải không đủ điều kiện để là người chịu trách nhiệm về ANTT để kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Trường hợp nếu vợ ông Hải đủ các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì có thể là người chịu trách nhiệm về ANTT để kinh doanh dịch vụ cầm đồ.

DSC06774
Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Thanh Tuân – Phó Giám đốc Công an tỉnh.

Nông Thị Thảo. Địa chỉ: Thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, hỏi: Khi hồ sơ gửi qua đường Bưu chính công ích bị thất lạc, hoặc mất thì trách nhiệm của ai là người là giải quyết?

Đồng chí Đại tá, TS Nguyễn Thanh Tuân - Phó Giám đốc Công an tỉnh trả lời: Theo quy định tại Điều 14 Quyết định số 45/2016/QĐ-TTg ngày 19/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về cung ứng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích và Thỏa thuận hợp tác số 852/TTHT-CATBK-BĐBK ngày 21/6/2017 giữa Công an tỉnh và Bưu điện tỉnh Bắc Kạn về cung ứng dịch vụ tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn: Khi cá nhân, tổ chức gửi hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Công an tỉnh qua đường Bưu chính công ích mà bị thất lạc, bị hư hỏng hoặc bị mất thì Bưu điện (nơi cá nhân, tổ chức đăng ký chuyển phát hồ sơ thủ tục hành chính) sẽ có trách nhiệm phối hợp với tổ chức, cá nhân có hồ sơ, giấy tờ bị mất, bị thất lạc hoặc bị hư hỏng và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để khắc phục hậu quả.

Ông Lục Thanh Thiên, địa chỉ: tổ 6A, thị trấn Bằng Lũng, chủ cơ sở kinh doanh dịch vụ in Lục Thiên, hỏi: Hiện nay, tôi muốn chuyển địa điểm kinh doanh dịch vụ in thì có cần xin cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT không? Thời hạn giải quyết bao lâu?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Khoản 1 Điều 21 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định: Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT được cấp đổi trong những trường hợp bị hư hỏng, sai thông tin, có sự thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT hoặc hết hạn sử dụng. Như vậy trường hợp chuyển địa điểm kinh doanh thì cần phải làm thủ tục cấp đổi lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT.
Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc.

Ông Triệu Văn Đài, địa chỉ: xã Bằng Vân, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn, hỏi: Tôi làm mất giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự, thì có bị xử lý gì không? Và xin cấp lại thì làm thế nào?

Đ/c Thượng tá Hà Văn Tân - Trưởng Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh trả lời: Tại Khoản 6 Điều 25 Nghị định 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện về an ninh trật tự đối với một số ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện quy định: Trường hợp mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, trong thời hạn 03 ngày làm việc phải có văn bản thông báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền. Điểm C, khoản 1, Điều 11, Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, quy định: phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 khi không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT. Như vậy, nếu mất giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT mà trong 03 ngày làm việc cơ sở thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền thì sẽ không bị xử lý vi phạm hành chính.
Để cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT: Nộp 01 bộ hồ sơ tại cơ quan Công an có thẩm quyền, hồ sơ gồm có: Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT, biên lai nộp tiền phạt theo quy định của pháp luật (nếu có).

Chị Trương Thị Thu, trú tại thôn Khuổi Nộc, xã Lương Thượng, huyện Na Rì, hỏi: Năm 2014 tôi bị lừa bán sang Trung Quốc. Đến năm 2019 tôi trốn được về địa phương theo đường tiểu ngạch, có một con nhỏ vẫn đang ở Trung Quốc. Tôi đã bị mất hết giấy tờ tùy thân và đã bị xóa tên khỏi sổ hộ khẩu của gia đình. Hiện có mong muốn được sinh sống lâu dài tại địa phương và được cấp giấy thông hành, hộ chiếu để qua lại Trung Quốc thăm con thì tôi cần làm những thủ tục gì?

Đ/c Thượng tá Luân Lưu Tuyến - Trưởng Phòng An ninh đối ngoại Công an tỉnh trả lời: Căn cứ Luật Cư trú năm 2020 và Nghị định số 62/2021/NĐ-CP ngày 29/6/2021 quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, trước tiên chị Trương Thị Thu cần phải liên hệ Công an xã Lương Thượng hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh Bắc Kạn để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú và cấp Căn cước công dân theo quy định.
+ Nếu có nhu cầu cấp Hộ chiếu: Chị mang theo Căn cước công dân đã được cấp và đến phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Bắc Kạn để thực hiện thủ tục cấp hộ chiếu phổ thông.
+ Nếu có nhu cầu cấp Giấy thông hành: Chị cầm theo giấy tờ cá nhân (Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân; 2 ảnh chân dung 4cm x 6cm) đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an 6 tỉnh biên giới (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) để thực hiện thủ tục cấp giấy thông hành theo quy định.

     Thưa toàn thể bạn đọc!
     Chúng tôi xin thông báo, đến thời điểm này Hội nghị đối thoại trực tuyến về thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính đã nhận và trả lời 56 câu hỏi. Do thời lượng có hạn nên chúng tôi chỉ lựa chọn những câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất, mang tính phổ biến nhất để trả lời trực tuyến; một số chưa được giải đáp tại đây, chúng tôi sẽ trả lời bạn đọc sau chương trình này với hình thức phù hợp nhất.
     Thông qua các nội dung được trao đổi hôm nay, Công an tỉnh đã thông tin tới các các tầng lớp Nhân dân về những vấn đề, nội dung liên quan đến thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính của Công an tỉnh. Mặt khác, Công an tỉnh cũng nắm bắt thêm các vấn đề mà tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân quan tâm, để có những chủ trương, biện pháp nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết thủ tục hành chính trong thời gian tới.
     Hội nghị đối thoại trực tuyến trên Trang thông tin điện tử Công an Bắc Kạn đã thành công tốt đẹp và xin phép được kết thúc tại đây. Công an tỉnh Bắc Kạn xin trân trọng cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân đã quan tâm theo dõi và gửi câu hỏi, ý kiến đến hội nghị đối thoại.
     Xin kính chào và hẹn gặp lại trong các Hội nghị đối thoại lần sau.
     Xin trân trọng cảm ơn!

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây