Theo Nghị định, loại công trình thủy lợi quy định tại khoản 2 Điều 16 Luật Thủy lợi được phân loại cụ thể như sau: 1. Đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt; 2. Đập, hồ chứa nước lớn; 3. Đập, hồ chứa nước vừa; 4. Đập, hồ chứa nước nhỏ; 5. Trạm bơm; 6. Cống; 7. Hệ thống dẫn, chuyển nước; 8. Đường ống; 9. Bờ bao thủy lợi; 10. Hệ thống công trình thủy lợi.
Trong đó, hệ thống công trình thủy lợi lớn là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 20.000 ha trở lên. Hệ thống công trình thủy lợi vừa là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát nước cho diện tích tự nhiên từ 2.000 ha đến dưới 20.000 ha. Hệ thống công trình thủy lợi nhỏ là hệ thống có nhiệm vụ tưới cho diện tích đất canh tác hoặc tiêu, thoát cho diện tích tự nhiên dưới 2.000 ha.
Căn cứ quy mô, nhiệm vụ, tầm quan trọng, mức độ rủi ro vùng hạ du, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND cấp tỉnh có đập, hồ chứa nước trên địa bàn, trình Thủ tướng quyết định bổ sung danh mục đập, hồ chứa nước quan trọng đặc biệt.
Phân cấp công trình thủy lợi để thiết kế công trình và để quản lý các nội dung khác được quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và các quy định của pháp luật có liên quan.
Cấp công trình thủy lợi được xác định theo năng lực phục vụ, khả năng trữ nước của hồ chứa, đặc tính kỹ thuật và điều kiện địa chất nền của các công trình trong cụm đầu mối. Cấp công trình thủy lợi là cấp cao nhất trong số các cấp xác định theo từng tiêu chí trên.
Cấp của công trình đầu mối được xác định là cấp của công trình thủy lợi. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước nhỏ hơn hoặc bằng cấp công trình đầu mối và nhỏ dần theo sự thu hẹp phạm vi phục vụ. Cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp dưới nhỏ hơn 1 cấp so với cấp của hệ thống dẫn, chuyển nước cấp trên.
Tác giả: Hải Châu
Nguồn tin: http://cand.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn