Đã 50 năm trôi qua kể từ khi phi hành gia Neil Armstrong bước những bước đầu tiên của loài người trên mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 của NASA. Nhân dịp kỷ niệm này, nhà vật lý thiên văn người Pháp Francis Rocard đã trả lời tờ tin tức Business Insider để đánh giá về những bộ phim làm về đề tài không gian vũ trụ với những sự chân thực và tương đối chính xác về mặt khoa học.
Những bộ phim này khiến các nhà khoa học trong lĩnh vực nghiên cứu không gian vũ trụ cảm thấy trân trọng vì mức độ nghiêm túc trong tìm hiểu kiến thức của nhà làm phim, và họ không thể “cười khẩy” như đối với những bộ phim khoa học viễn tưởng được làm ra chỉ bằng... trí tưởng tượng.
Thực tế, không thiếu những bộ phim khoa học viễn tưởng nhưng được thực hiện rất sát thực tế và khắc họa một cách chân thực những cuộc thám hiểm trong không gian vũ trụ.
“Một bước đi nhỏ đối với một con người, nhưng là cả một bước tiến khổng lồ đối với loài người”, đó là câu mà Neil Armstrong đã nói trên mặt trăng vào ngày 20/7/1969. Giờ đây, đã tròn 50 năm trôi qua kể từ khi các phi hành gia trên chuyến tàu Apollo 11 thực hiện sứ mệnh bước những bước đầu tiên của loài người trên mặt trăng.
Bộ phim “First Man” (Bước chân đầu tiên - 2018) của đạo diễn Damien Chazelle là một phim được thực hiện gần đây, đã giúp đưa lại một góc nhìn vào đời sống của phi hành gia Neil Armstrong và kể câu chuyện về sứ mệnh không gian lịch sử khiến Armstrong trở thành con người đầu tiên bước đi trên mặt trăng.
Bộ phim điện ảnh này không phải tác phẩm duy nhất đặt mục tiêu khắc họa chân thực những cuộc du hành ngoài không gian, những bộ phim tiểu sử như “Hidden Figures” (Số liệu ẩn - 2016) hay “Gravity” (Cuộc chiến không trọng lực - 2013) cũng đều làm được điều đó.
Dưới đây là 8 bộ phim chân thực nhất làm về đề tài không gia vũ trụ theo đánh giá của nhà vật lý thiên văn người Pháp Francis Rocard (62 tuổi).
“Đây có lẽ là bộ phim khoa học viễn tưởng bạn cần phải xem tới vài lần mới có thể tạm hiểu được những mật mã xuất hiện trong phim.
“Đây là một bộ phim thực sự mang dấu ấn đối với dòng phim làm về không gian vũ trụ, dù phim đã được thực hiện từ hồi thập niên 1960 nhưng 50 năm sau, đây vẫn là một bộ phim khoa học hiện đại, không hề lỗi thời về mặt kiến thức khoa học”, ông Francis Rocard nhận xét.
“Đây là một phim rất chân thực, gần như là một bộ phim tài liệu, phim kể về hành trình thực hiện sứ mệnh không gian Apollo 13”. Trong phim, hành trình ngoạn mục đưa các phi hành gia trở về trái đất dù xảy ra lỗi động cơ đã được kể lại gần sát nhất với những gì đã xảy ra trong thực tế.
“Đây là một phim rất thực tế. Các phi hành gia có thể bị mắc kẹt ngoài không gian nếu động cơ trên con tàu vũ trụ của họ không thể khởi động và không thể đưa họ quay trở về Trái Đất. Nguy cơ này có thể xảy ra và đó cũng là điều mà khi thực hiện các sứ mệnh không gian, người ta luôn phải lo lắng tính toán đến”.
“Trước khi các nhà khoa học lập nên những chương trình tính toán tự động các quỹ đạo bay, họ phải dựa vào sự tính toán của bộ não con người, sự tính toán của các nhà khoa học. Ở NASA đã từng có những con người làm công việc ấy, họ là những nữ chuyên gia tài giỏi.
“Bộ phim “Hidden Figures” là một cách tưởng nhớ đẹp đẽ về ba người phụ nữ da màu đã làm công việc tính toán thầm lặng ấy, một người trong số họ gần đây đã được NASA vinh danh bằng cách đặt tên bà cho tên của một trong những trung tâm của họ”.
“Bộ phim này được thực hiện dựa trên những trải nghiệm của phi hành gia Neil Armstrong thông qua góc nhìn của những người con, và khai thác tính cách của một phi hành gia”, nhà vật lý thiên văn Rocard giới thiệu.
Trong phim, Armstrong có một chút lạnh lùng trong cách khắc họa. Lạnh lùng, điềm tĩnh, lặng lẽ để hành động chính xác là những nét thường thấy ở các phi hành gia. Qua bộ phim, người xem cũng được biết về cái chết bi kịch của người con gái của Armstrong.
Ông Rocard cũng tiết lộ thêm rằng điều thiếu chân thực trong phim chính là hình ảnh về bề mặt mặt trăng, nhưng cũng phải hiểu rằng dù sao đây vẫn là một phim điện ảnh đòi hỏi những tiêu chí thẩm mỹ đối với khuôn hình, và một sự xa rời thực tế để đảm bảo tạo ra ấn tượng thị giác đối với người xem là có thể hiểu được.
Chủ đề chính của bộ phim này là về hội chứng Kesler trong không gian vũ trụ. Hiệu ứng Kessler là một bối cảnh mà trong đó một va chạm trong không gian sẽ dẫn tới hiệu ứng domino và làm nổ ra hàng loạt những va chạm nguy hiểm khác.
Hiện tượng này là một vòng tròn không hồi kết, trong đó những mảnh vỡ trôi dạt ngoài không gian vốn được tạo ra từ những vụ va chạm khác lại làm tăng nguy cơ xảy ra thêm nhiều vụ va chạm mới, và rồi lại làm tăng sự xuất hiện của những mảnh vỡ không gian...
“Đây là một phim rất có tính khoa học đương đại. Trong phim, một vụ va chạm gây ra một vụ khác ngay lập tức nhưng trong thực tế, mọi việc không xảy ra một cách tức thời nhanh chóng như vậy”. Việc phim đẩy cao yếu tố kịch tính cũng là một nghệ thuật của điện ảnh.
“Có rất nhiều điều trong bộ phim này có tính chân thực nhưng cũng khá đơn giản, dễ hiểu, dù vậy, có một chi tiết không chính xác trong phim liên quan tới máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ, những máy này không thể đem chôn bởi sẽ có nguy cơ máy bị làm nóng thái quá”.
Ông Rocard nhận xét rằng bộ phim điện ảnh của Úc dù không nổi tiếng như nhiều bộ phim khác được nhắc tới phía trên, nhưng phim kể câu chuyện nhỏ đằng sau câu chuyện lớn.
Vào ngày 20/7/1969, các nhà khoa học chuyên về kính thiên văn làm việc ở làng Parkes của nước Úc được giao nhiệm vụ truyền hình ảnh của những phi hành gia khi họ thực hiện những bước đầu tiên trên mặt trăng.
“Đúng lúc này, hệ thống truyền tin bị sập, một nhà khoa học đã phải trèo vào trong mái vòm của kính thiên văn điều chỉnh lại ăng-ten bằng tay để nó hướng đúng về phía mặt trăng. Nếu không có những nhà khoa học âm thầm ấy, NASA hẳn đã phải phát tín hiệu yêu cầu các phi hành gia thực hiện sứ mệnh Apollo 11 hãy chờ một lúc, vì có trục trặc trong quá trình truyền hình trực tiếp”.
Bích Ngọc
Theo Insider
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn