Ngược thời gian với bộ sưu tập đèn dầu cổ
Bộ sưu tập đèn cổ gồm 650 hiện vật được làm từ nhiều loại vật liệu như đất nung, đồng, gốm, gỗ, thủy tinh... và đa dạng về kiểu dáng.
Những chiếc đèn dầu này xuất hiện ở các thời kỳ khác nhau của đất nước, mang dấu ấn đậm nét về văn hóa của thời đại ấy.
Ở thời nhà Lý (thế kỷ XIII) , nhà Trần (XIV), chất liệu chủ yếu để chế tạo đèn dầu là gốm, đồng... Ngoài những chiếc đèn dầu trải dài các thời đại phong kiến, còn những chiếc đèn làm bằng đất nung đã tồn tại hàng nghìn năm như chiếc đèn đồng Đông Sơn (khoảng thế kỷ V trước Công nguyên).
Bộ sưu tập đèn dầu Việt Nam được trưng bày trong Nhà truyền thống Tổng Giáo phận TPHCM.
Bộ sưu tập gồm 650 hiện vật cổ của cha Giuse Nguyễn Hữu Triết và 10 nhà sưu tập khác đến từ nhiều miền đất nước.
Các đèn đều rất phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh...
Những chiếc đèn có nguồn gốc chủ yếu ở Việt Nam từ thời tiền sử đến những năm cuối thế kỷ 20.
Ngoài những chiếc đèn dầu cổ có nguồn gốc ở Việt Nam, bộ sưu tập còn trưng bày nhiều chiếc đèn cổ có xuất xứ từ Ấn Độ, châu Âu...
Chiếc đèn cổ hình ếch có từ thời nhà Trần (thế kỷ XIV).
Những chiếc đèn thể hiện đậm nét nền văn hóa của mỗi thời đại.
Chiếc đèn hình gà có xuất xứ từ châu Âu.
Trong bộ sưu tập, những chiếc đèn làm bằng đất nung có nguồn gốc từ thời Đông Sơn đã tồn tại từ thế kỷ V trước Công nguyên.
Trong nền văn hóa Đông Sơn, người Việt còn sử dụng cả chất liệu đồng để tạo nên những chiếc đèn.
Những vị khách nước ngoài thích thú khi tham quan bộ sưu tập đèn cổ.
Mỗi chiếc đèn mang hình dáng, kích cỡ và hoa văn khác nhau thể hiện sự tinh xảo của mỗi thời kỳ.
Những hiện vật từ thời Đông Sơn còn tồn tại đến ngày nay.
Chiếc đèn sắt được nghệ nhân chế tác tại Huế trong thế kỷ 19 với hình ảnh rồng phượng.