Vào thời hậu Lê có ông tướng công tên thật là Nguyễn Đăng Vinh quê Đào Thục (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) làm quan Tổng nội giám chú ý việc mở mang xây dựng đất nước quê hương giàu đẹp. Sau này, ông về quê lập ra các phường hội như phường võ, phường thầy, phường thợ, phường cối và đặc biệt là phường rối nước.
Từ ngày ra đời đến nay, phường rối nước Đào Thục đã trải qua nhiều biến cố, lúc hưng lúc thịnh, có thời điểm phải dừng hẳn. Năm 1957, nghề rối được khôi phục sau thời gian dài gián đoạn. Đến năm 2007 phường rối đẩy mạnh hoạt động hiệu quả hơn nhờ mở rộng thông tin.
Các con rối đều do người làng Đào Thục làm với kỹ năng khéo léo truyền thống lâu đời, sử dụng rối máy sào dây. Con rối lắc đều và vung vẩy được cả 2 tay, dễ dàng sang phải, sang trái, đặc biệt con rối có thể đi vào buồng trò bằng cách quay ngược trở lại.
Ông Đinh Thế Văn là nghệ nhân rối nước Đào Thục tâm huyết với nghề từ thuở nhỏ. Cha ông là cụ Đinh Văn Viết rất giỏi nghề, có thể làm diễn viên, làm quân rối, đạo diễn và là người truyền cảm hứng cho ông Văn.
Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt Nam.
Có 2 điểm khác biệt giữa rối nước Đào Thục với các phường rối khác như tiết mục đốt pháo bật cờ được biểu diễn đầu tiên, ở các phường khác là tiết mục chú tễu.
Điểm khác biệt thứ 2 là nhân vật anh Ba Khí giáo trò, các phường khác gọi là chú tễu. Anh Ba Khí của Đào Thục được chế tác hình ảnh một nhân vật chân thực hơn, không còn là nhân vật chú tễu tay cầm quạt mo nữa.
Tác giả: Hữu Nghị
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn