Theo đó, trong ngày, các nghệ sĩ ở Đà Nẵng đã gác lại bộn bề công việc để tề tựu về sân khấu Rồng Tiên Sa - nơi đào tạo nghề diễn viên, dẫn chương trình ở Đà Nẵng thành kính dâng hương Tổ nghiệp trong tâm thức giữ gìn đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây”; đồng thời nguyện cầu Tổ nghiệp phù hộ sự nghiệp may mắn, suôn sẻ, thành đạt.
Dịp này các nghệ sĩ còn tổ chức giao lưu trình diễn nghệ thuật, và cùng tham gia hoạt động thể thao ngoài trời như một sân chơi gắn kết tình cảm anh chị em đồng nghiệp.
MC Lệ Chi chia sẻ, những ngày đi dẫn chương trình, trước khi ra sân khấu, nếu ở sân khấu có bàn thờ Tổ nghiệp, thì vẫn thường thắp hương khấn Tổ nghiệp phù hộ cho làm tròn phận sự. Việc này cũng tự nhiên khiến cho bản thân mình tự dặn lòng luôn cẩn trọng, chỉn chu trong nghề “làm dâu trăm họ” trên sân khấu.
Từ lâu nay, các nghệ sĩ vẫn luôn tin rằng có ơn trên phù hộ cho những người lòng thành theo nghiệp sân khấu. Các sân khấu lớn vẫn thường có bàn thờ Tổ nghiệp và tổ chức ngày giỗ Tổ nghiệp vào những ngày giữa tháng 8 âm lịch hằng năm. Và đến năm 2010, Nhà nước đã chọn và công nhận ngày 12/8 âm lịch là Ngày Sân khấu Việt Nam.
Theo các nghệ sĩ cao niên, thông lệ tổ chức ngày giỗ Tổ nghiệp sân khấu vào ngày 12/8 âm lịch hằng năm đã có từ hàng trăm năm nay; nhưng Tổ nghiệp sân khấu là ai vẫn là một câu bỏ ngõ. Chỉ có nhiều gia thoại, truyền thuyết những mỗi câu chuyện về tổ nghiệp sân khấu mỗi khác.
Có truyền thuyết dân gian kể rằng thuở xưa có ba vị thái tử, hoàng tử tên là Càn, Chơn, Chất bỏ cung son điện ngọc để theo gánh hát rày đây mai đó. Trong cảnh sống thiếu thốn, vất vả, hai vị Chơn, Chất đã ngã bệnh qua đời. Thương tiếc hai em, thái tử Càn không màng ngai vàng trong hoàng cung mà làm ông vua sân khấu, vừa làm thầy tuồng, vừa diễn, vừa truyền nghề ca hát cho dân gian. Và thái tử Càn mất ngày 12/8 âm lịch, nên theo truyền thuyết dân gian, ngày giỗ tổ nghiệp sân khấu là ngày giỗ của thái tử Càn.
Lại có truyền thuyết cho rằng tổ nghiệp sân khấu là bà Phạm Thị Trân là một người giỏi nghề múa hát được Đinh Tiên Hoàng đế phong là Ưu Bà phong tước Ưu Bà để dạy các cung nữ múa hát trong cung đình.
Cũng có học giả cho rằng tổ nghiệp sân khấu là danh sĩ Đào Duy Từ là một nhà nho uyên bác ở thế kỷ, là soạn giả của nhiều vở tuồng, hát bội vẫn còn đến ngày nay, kinh điển có vở tuồng San Hậu hồi một, hồi hai, hồi ba...
Tác giả: Khánh Hiền
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn