Tại buổi lễ, ông Nguyễn Vũ - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật tỉnh Bạc Liêu, nhấn mạnh, thời gian qua, mảnh đất Bạc Liêu vẫn luôn giữ được sự ổn định trên lĩnh vực sân khấu nghệ thuật, luôn sinh ra những bậc hiền tài làm rạng rỡ xứ sở.
Xưa có các bậc tiền nhân Lê Tài Khí, Cao Văn Lầu,... đến Trọng nguyễn, Yên Lang,… và nay là những thế hệ trẻ nối nghiệp như Ngọc Đợi, Lâm Ngọc Hoa, Hoàng Dững,… đầy nhiệt huyết, năng động.
Theo ông Vũ, chương trình kỷ niệm ngày Sân khấu Việt Nam và 98 năm ngày ra đời bản “Dạ cổ hoài lang” còn là ngày để những người hoạt động trong lĩnh vực sân khấu tưởng nhớ đến tổ nghiệp, thể hiện sự biết ơn, trân trọng của các thế hệ hậu bối dành cho các bậc tiền nhân đã dày công sáng tạo, gìn giữ và phát triển nghệ thuật sân khấu.
Bản "Dạ cổ hoài lang" (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) của nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời vào năm 1919. Tác giả muốn qua tâm sự của người phụ nữ nhớ chồng để nói điều lớn hơn. Đó là nỗi niềm của những người dân trên vùng đất mới được khẩn hoang trước biết bao những bất công của xã hội và những đau khổ do chiến tranh gây ra.
Buổi lễ kỷ niệm đã diễn ra với chương trình nghệ thuật đặc sắc do các nghệ sĩ Đoàn cải lương Cao Văn Lầu thể hiện qua các tiết mục như múa hát, đơn ca, tốp ca, trích đoạn cải lương,… đã mang đến cho khán giả những cảm xúc khó quên.
Tác giả: Huỳnh Hải
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn