Theo kế hoạch, tỉnh Bạc Liêu tổ chức lễ kỷ niệm 99 năm ra đời bản "Dạ cổ hoài lang" (1919 - 2018) từ ngày 20 - 23/9/2018 (tức từ 11 - 14 tháng 8 âm lịch), diễn ra tại một số địa điểm như: Nhà hát Cao Văn Lầu, Khu lưu niệm Nghệt thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Trung tâm Văn hóa tỉnh,...
Các hoạt động chính trong lễ kỷ niệm, gồm: Lễ viếng, thắp hương tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (tác giả bản Dạ cổ hoài lang); Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 99 năm bản Dạ cổ hoài lang và kỷ niệm ngày sân khấu Việt Nam; Lễ giỗ tổ cổ nhạc; hội thi đờn ca tài tử; Đại hội Hiệp hội Du lịch Bạc Liêu,…
Đặc biệt, trong khuôn khổ lễ kỷ niệm có chương trình giao lưu Di sản văn hóa phi vật thể nghệ thuật Đờn ca tài tử và Dân ca quan họ Bắc Ninh giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Bắc Ninh.
Chương trình giao lưu là dịp quảng bá, giới thệu về lịch sử truyền thống văn hóa giữa 2 tỉnh Bạc Liêu và Bắc Ninh; những giá trị tinh hoa, độc đáo, đặc sắc của Đờn ca tài tử Nam Bộ, Dân ca quan họ Bắc Ninh – 2 Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO vinh danh. Trong đó, có chương trình nghệ thuật với chủ đề “Hội tụ 2 miền di sản” với nhiều tiết mục ca, múa đặc sắc.
Bản Dạ cổ hoài lang.
Tác phẩm “Dạ cổ hoài lang” (có nghĩa là đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng) của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu ra đời vào năm 1919. Tác giả muốn qua tâm sự của người phụ nữ nhớ chồng để trnói điều lớn hơn. Đó là nỗi niềm của những người dân trên vùng đất mới được khẩn hoang trước biết bao những bất công của xã hội và những đau khổ do chiến tranh gây ra.
Tác giả: Huỳnh Hải
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn