Sáng 29/12, Tỉnh ủy Bắc Kạn tổ chức Hội thảo khoa học “Bắc Kạn 20 năm - chặng đường phấn đấu xây dựng và phát triển”. Các đại biểu tham dự đã có nhiều ý kiến tâm huyết để đóng góp với mong muốn xây dựng Bắc Kạn ngày một phát triển hơn. Báo Bắc Kạn xin trích lược một số ý kiến tham luận được các đại biểu trình bày tại hội thảo.
* Đồng chí Mai Thế Dương- Nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn:
Đồng chí Mai Thế Dương- nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương; nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Kạn. |
Bắc Kạn cần làm tốt quy hoạch, từ quy hoạch phát triển chung, đến quy hoạch chi tiết. Phát triển di lịch hồ Ba Bể là định hướng đúng đắn cho khu vực quanh hồ cũng như của cả tỉnh. Bắc Kạn nên đầu tư và tập trung phát triển du lịch xứng tầm với danh thắng hồ Ba Bể. Cần liên kết vùng, khu vực để làm du lịch.
Có chiến lược về công tác cán bộ từ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ tỉnh xuống đến cơ sở, ngày càng đáp ứng được yêu cầu. Tăng cường công tác xây dựng Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh. Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, giảm phiền hà các thủ tục hành chính cho người dân cũng như các doanh nghiệp, phải có kiểm tra, xử lý nghiêm, làm sao công tác cải cách hành chính ngày càng thông thoáng tạo điều kiện thuận lợi, tốt nhất cho người dân và doanh nghiệp…
Bắc Kạn đang ngày một đổi thay và phát triển. Tôi rất tin tưởng rằng thế hệ lãnh đạo của tỉnh hiện nay từ tỉnh cho đến cơ sở tiếp tục gánh vác những nhiệm vụ nặng nề nhưng hết sức vinh quang hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng, giao phó để đưa Bắc Kạn ngày một giàu mạnh hơn./.
* Đồng chí Phan Thế Ruệ- Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn:
Đồng chí Phan Thế Ruệ nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại; nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn. |
Trải qua bao khó khăn, sau 20 năm Bắc Kạn nay đã có nhiều tiến bộ về kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xa hội ổn định, đời sống nhân dân các dân tộc được cải thiện. Bắc Kạn cần vận dụng tạo ra môi trường và có chủ trương đột phá trên một số lĩnh vực phối hợp với quy mô phát triển như mô hình phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; phát triển công nghiệp có hàm lượng công nghiệp cao, sản phẩm chế biến có thể cạnh tranh được trên thị trường.
Xây dựng chương trình đột phá phát triển phải coi trọng mục tiêu nâng cao đời sống nhân dân đồng hành với mục tiêu tăng thu ngân sách. Để có đột phá phát triển phải đoàn kết một lòng phát huy lợi thế của địa phương, tận dụng có hiệu quả các chương trình hỗ trợ của Chính phủ tập trung xử lý dứt điểm để đạt được các mục tiêu trong kế hoạch hàng năm, trong kế hoạch trung và dài hạn của tỉnh.
Để Bắc Kạn phát triển bền vững, tạo ra những đột phá trong sản xuất nông, lâm nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trước hết phải tạo ra đột phát về môi trường để phát triển. Tỉnh phải tạo ra các giải pháp vận dụng thật tốt cơ chế, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; phải mềm hóa cách vận dụng và đề ra các cơ chế phù hợp, thu hút và hướng nhân dân, các doanh nghiệp của tỉnh và thu hút các doanh nghiệp lớn ở nơi khác về Bắc Kạn lập nghiệp./.
* Đồng chí Trương Xuân Cừ- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc:
Đồng chí Trương Xuân Cừ- Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc. |
Bắc Kạn cần xác định phát triển nông, lâm nghiệp là chính nhưng cần phải đưa khoa học công nghệ vào. Muốn vậy phải mời gọi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa; kêu gọi xúc tiến đầu tư vào nông, lâm nghiệp và du lịch hồ Ba Bể…
Để phát triển về khoa học công nghệ cần quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực, giáo dục đào tạo. Muốn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở đáp ứng được trong thời kỳ hiện nay cần phải đổi mới, cần chuẩn hóa, đưa đội ngũ cán bộ có trình độ, bằng cấp về làm việc tại các xã, thôn bản; như vậy mới có đủ trình độ, khả năng để đưa khoa học kỹ thuật vào. Bắc Kạn có tiềm năng, lợi thế, do đó cần có chính sách tuyển dụng hợp lý để tận dụng, tuyển dụng những người có trình độ, đủ đức, đủ tài không những chỉ ở cấp tỉnh, huyện mà còn cả cấp xã, cấp thôn bản…/.
* Đồng chí Hoàng Ngọc Đường- Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn:
Đồng chí Hoàng Ngọc Đường, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Kạn: |
Bắc Kạn cần lấy sản xuất hàng hóa nông, lâm nghiệp gắn với việc xây dựng nông thôn mới là hướng đi lên của tỉnh. Tỉnh cần rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, vùng trọng điểm, mặt hàng chủ lực, thứ tự ưu tiên và giải pháp đột phá để triển khai thực hiện.
Lấy phát triển nông, lâm nghiệp là lĩnh vực chính trong phát triển kinh tế của Bắc Kạn cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, dựa trên nền an ninh lương thực, tỉnh cần tập trung phát triển nông nghiệp gắn với trồng rừng sản xuất. Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng các giải pháp nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường.
Phát triển các sản phẩm lợi thế của Bắc Kạn theo hướng mỗi thôn, hoặc mỗi xã có một sản phẩm như cam, quýt ở Bạch Thông, Chợ Đồn, Ba Bể; hồng không hạt ở Chợ Đồn, Ba Bể, Ngân Sơn; cây chè tuyết ngoài phát triển ở Bằng Phúc (Chợ Đồn) và Đồng Phúc (Ba Bể) có thể mở rộng diện tích ở các xã phía Đông của huyện Chợ Mới như Bình Văn, Yên Hân, Yên Cư...
Khuyến khích các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch. Trong phát triển du lịch phải chú trọng gắn kết, phát huy cao độ các cơ sở, điều kiện có sẵn, có sức thu hút cao, như khu du lịch Ba Bể, khu di tích ATK và di sản văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc của các dân tộc trong mỗi thôn, bản, đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khác./.
Nông Vui (Lược ghi)
Nguồn tin: http://baobackan.org.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn