Việc sáp nhập là thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 25/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện việc sáp nhập thôn, tổ dân phố và Quyết định số 3507/QĐ -UBND ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Theo kế hoạch, với các thôn ở khu vực đồng bằng có quy mô dưới 200 hộ, có địa bàn địa lý gần nhau, phù hợp với phong tục tập quán sẽ khuyến khích sáp nhập nếu được nhân dân thống nhất.
Mục đích sáp nhập thôn bản cùng với nhất thể hoá bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn bản, tổ dân phố, ngoài nâng cao hiệu quả hoạt động của chi bộ Đảng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương, tinh gọn bộ máy, còn là cơ sở để sửa phụ cấp cho bí thư chi bộ, trưởng thôn bản, tổ trưởng dân phố theo hướng tăng lên.
Sáp nhập thôn, tổ dân phố nhằm tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng KT-XH.
Được biết, tháng 12/2016 tỉnh Thanh Hóa có 5.971 thôn (bản), tổ dân phố và 35.143 người hoạt động không chuyên trách. Đến thời điểm này, đã sáp nhập còn khoảng 4.400 thôn, giảm gần 1.600 thôn. Việc sáp nhập đã giảm được gần 10 nghìn cán bộ không chuyên trách, tương đương khoảng 360 tỷ đồng phụ cấp từ ngân sách nhà nước cấp cho đối tượng này.
Ông Trịnh Văn Chiến, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho biết: “Sau sáp nhập chúng tôi đã ban hành chính sách cho cán bộ dôi dư do sáp nhập, số cán bộ còn công tác thì chúng tôi ban hành cơ chế chính sách để hỗ trợ cho số cán bộ này. Số tiền 360 tỷ đó không phải chúng tôi cắt rồi bỏ đi đâu cả mà tiếp tục lấy 360 tỷ đó giải quyết tiếp cho đối tượng cán bộ đang tiếp tục đảm trách công việc thì như vậy nó tinh gọn và hoạt động sẽ tốt hơn nhiều”.
Tác giả: Bình Minh
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn