Dự lễ kỷ niệm có các vị lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các ban, bộ, ngành trung ương, TP Hà Nội và lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các cán bộ lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động; đại diện đoàn ngoại giao; cùng đông đảo đại diện các tầng lớp nhân dân và lực lượng vũ trang Thủ đô…
Trước khi bắt đầu buổi lễ, đoàn đại biểu Trung ương và TP Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và viếng các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ (đường Bắc Sơn, quận Ba Đình).
Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là sự kiện quan trọng nhằm ôn lại lịch sử vẻ vang của Đảng và dân tộc; giáo dục và phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; nâng cao niềm tự hào về truyền thống 90 năm đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng và nhân dân ta; củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Đây còn là dịp cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, thi đua lập thành tích chào mừng đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Đọc diễn văn tại Lễ Kỷ nhiệm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong không khí cả nước phấn khởi trước những thành tựu quan trọng năm 2019, hôm nay tại TP Hà Nội chúng ta long trọng tổ chức 90 năm Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cho rằng, lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc ta đã chứng minh rằng yêu nước và giữ nước, kiên quyết chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập chủ quyền và thống nhất đất nước là truyền thống cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Nối tiếp truyền thống đó, từ giữa thế kỷ thứ 19, khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, không cam chịu thân phận nô lệ, nhân dân ta đã liên tiếp vùng lên đấu tranh qua các phong trào yêu nước diễn ra liên tục và mạnh mẽ bằng nhiều con đường với nhiều khuynh hướng khác nhau. Từ con đường cứu nước của các sĩ phu, cho đến con đường khởi nghĩa nông dân và con đường cách mạng tư sản.
Mặc dù đấu tranh rất kiên cường, đầy tâm huyết và chịu những hy sinh to lớn, song do hạn chế của lịch sử, nhất là thiếu một đường lối đúng, các phong trào đó đều không thành công. Lịch sử đòi hỏi phải tìm con đường mới.
Năm 1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta - đã ra đi tìm con đường mới cho sự nghiệp cứu nước, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mang trong mình khát vọng cháy bỏng, Người đã đến với Chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy học thuyết cách mạng này là con đường cứu nước đúng đắn, con đường cách mạng vô sản.
* Tiếp tục cập nhật
Quang Phong
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn