Bài toán “nâng trên”, “đỡ dưới” khi địa phương “kêu” nhiều về thể chế

Thứ tư - 24/07/2019 14:23
(Dân trí) - “Các địa phương vẫn “kêu” nhiều việc triển khai các cơ chế, thể chế hiện hành. Phải chăng chủ trương có nhưng chúng ta làm chưa tới nơi, nâng “trên” chưa ra nâng mà đỡ “dưới” cũng chưa tới đâu?” – Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu câu hỏi.
Bài toán “nâng trên”, “đỡ dưới” khi địa phương “kêu” nhiều về thể chế
Thủ tướng chủ trì cuộc làm việc với lãnh đạo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Nội ngày 24/7.

Ngày 24/7, tại tỉnh Yên Bái diễn ra cuộc làm việc của Tiểu ban với các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và TP.Hà Nội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Tiểu ban Kinh tế-Xã hội Đại hội Đảng XIII chủ trì cuộc làm việc.

Đây là vùng thứ 5 mà Tiểu ban tới làm việc nhằm khảo sát thực tế tại các bộ, ngành, địa phương phục vụ việc xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030 và Báo cáo Kế hoạch kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025.

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh nhiệm vụ của Tiểu ban trong việc xây dựng 2 văn kiện quan trọng, văn kiện phải sát thực tiễn. Thủ tướng đề nghị các đại biểu nhận định đúng tình hình, đưa ra quan điểm, mục tiêu, nhất là giải pháp phát triển phù hợp với tình hình mới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên toàn cầu.

Chín tỉnh miền núi phía bắc cùng Nghệ An, Thanh Hóa, 2 tỉnh có quy mô dân số lớn và TP. Hà Nội cùng ngồi lại để bàn về vấn đề liên kết Thủ đô với các địa phương để tìm được lợi thế so sánh, xác định vị trí chiến lược, kể cả về quốc phòng, an ninh, đối ngoại, môi trường sinh thái trong bối cảnh biến đổi khí hậu sâu sắc, đề xuất, góp ý phương hướng, nhiệm vụ, cách làm mới.

Thủ tướng cũng đề nghị làm rõ mối liên kết giữa Hà Nội với các địa phương vùng núi phía bắc và Nghệ An, Thanh Hóa.

Tham gia ý kiến tại cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh, các địa phương vẫn “kêu” nhiều việc triển khai các cơ chế, thể chế hiện hành.

“Phải chăng chủ trương như thế nhưng chúng ta làm chưa tới nơi, nâng “trên” chưa ra nâng mà đỡ “dưới” cũng chưa tới đâu?” - Phó Thủ tướng nêu băn khoăn và đề nghị Tổ biên tập của Tiểu ban đánh giá kỹ hơn nội dung này.

Ông bày tỏ sự đồng tình với Bộ trưởng, Chủ nhiệm UB Dân tộc Đỗ Văn Chiến về việc văn kiện Đại hội Đảng XIII cần tiếp tục khẳng định cách tiếp cận chính sách trong phát triển vùng, nhất là vùng khó khăn là  không ban hành phân tán, dàn trải và không có chính sách “cho không” để tiếp tục thay đổi trong nhận thức và hành động của xã hội.

Bài toán “nâng trên”, “đỡ dưới” khi địa phương “kêu” nhiều về thể chế - Ảnh minh hoạ 2

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh yêu cầu kết hợp giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội để bảo đảm hiệu quả tốt nhất của các chính sách.

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chỉ ra qua bài học phát triểnở Lào Cai, Thái nguyên, Sơn La hay nhiều địa phương còn khó khăn khác và đặt ra câu hỏi phải chăng cần có cả thể chế, chính sách vượt trội cho những nơi ở trong vùng khó khăn này mà có được động lực phát triển.

“Vì sao một địa phương còn khó như Phú Thọ có đượcBệnh viện Đa khoa cấp tỉnh nổi tiếng mà nhiều nơi tới học tập kinh nghiêm. Vì sao Sơn La đang trở thành trung tâm sản xuất trái cây và kinh tế tập thể phát triển? Nên tôi cho rằng không chỉ nói và nghĩ đến khó khăn mà ngay trong đó đều có sẵn những động lực để phát triển, lan toả ra các nơi khác, chứ không phải chỉ phát triển nhờ sự tác động từ vùng khác”, Phó Thủ tướng nhận định đây cũng là một điểm mới cần xem xét thấu đáo.

Phó Thủ tướng gợi ý việc kết hợp thế nào giữa phát triển kinh tế với an sinh xã hội để bảo đảm hiệu quả tốt nhất.

Kết luận cuộc làm việc, về quan điểm phát triển đối với vùng, Thủ tướng nhấn mạnh việc phát triển toàn diện và bền vững cùng với phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng. Phát triển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ quan trọng, trước hết cần phải tập trung nâng cao đời sống nhân dân.

Tiếp tục giữ rừng, khôi phục trồng rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững. Ổn định an ninh biên giới, bảo vệ chủ quyền, bảo vệ nguồn nước.

Tìm cách khai thác tối đa các lợi thế so sánh của mỗi địa phương một cách năng động, sáng tạo, biến khó khăn thách thức thành cơ hội, biến những điểm yếu thành lợi thế phát triển, phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc đa dạng để phát triển du lịch.

Bài toán “nâng trên”, “đỡ dưới” khi địa phương “kêu” nhiều về thể chế - Ảnh minh hoạ 3

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh yêu cầu về ý chí, khát vọng, quyết tâm, đoàn kết, hành động của từng Đảng bộ địa phương.

Về phương hướng phát triển, Thủ tướng gợi ý, cần phát triển bền vững, phát triển xanh. Một phương hướng rất quan trọng là khắc phục tồn tại trong chỉ đạo điều hành từ Trung ương đến địa phương, nhất là chính sách, phát triển để ổn định, phát triển với không gian rộng lớn hơn. Tập trung tháo gỡ một số hạ tầng quan trọng, “điểm nghẽn” mà các tỉnh phản ánh nhiều nhất và đây cũng là điểm mà nhiều địa phương nêu ra tại các cuộc làm việc của Tiểu ban Kinh tế-Xã hội.

Đối với các kiến nghị về hạ tầng, Thủ tướng giao Bộ GTVT, Văn phòng Chính phủ tập hợp, tổ chức họp Thường trực Chính phủ để xử lý sớm như các kiến nghị liên quan đến đầu tư sân bay Điện Biên, tuyến cao tốc Lạng Sơn-Cao Bằng, tuyến đường Hòa Bình-Mộc Châu…

“Cần tiếp tục có ý chí, khát vọng, quyết tâm, đoàn kết, hành động của từng Đảng bộ địa phương là vấn đề quan trọng nhất. Nhiều việc tưởng chừng như không làm được nhưng quyết tâm cao, ý chí cao, liên tục thúc đẩy thì công việc thành công. Còn việc nhỏ mà không làm thì khó thành công”, Thủ tướng nói.

P.Thảo

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây