Nga sẵn sàng khỏa lấp khoảng trống của thương chiến Mỹ-Trung

Thứ bảy - 08/06/2019 18:09
Nhà sản xuất thịt hàng đầu của Nga cho biết họ đã sẵn sàng lấp đầy khoảng trống nguồn cung do Mỹ để lại khi thị trường đông dân nhất thế giới đang phải vật lộn với cơn dịch bệnh sốt heo tàn khốc và chiến tranh thương mại kéo dài. >> >>
Nga sẵn sàng khỏa lấp khoảng trống của thương chiến Mỹ-Trung

Ảnh: DW

Cherkizovo Group, nhà sản xuất thịt lớn nhất ở Nga, đã bắt đầu xuất các sản phẩm gia cầm sang Trung Quốc vào tháng trước và hiện đang mong muốn mở rộng sang thịt heo và đậu nành, theo Giám đốc điều hành Serge Mikhailov nói.

Sau khi các cuộc đàm phán thương mại với chính quyền tổng thống Trump sụp đổ, triển vọng Trung Quốc sẽ mua thêm thịt heo, đậu tương và các sản phẩm protein khác từ Mỹ đã bị phá vỡ.

Bắc Kinh đã đưa thịt heo và thịt gà của Mỹ vào danh sách thuế trả đũa hồi tháng 5 và Trung Quốc cũng đã đình chỉ nhập khẩu đậu tương Mỹ kể từ đó.

Với giai đoạn khởi đầu, Mikhailov cho biết công ty của ông dự kiến sẽ vận chuyển khoảng 1.000 đến 1.500 tấn sản phẩm gia cầm, chủ yếu là chân gà, cánh gà, đến thị trường Trung Quốc vào tháng tới, và sẽ tăng lên 2.000 đến 3.000 tấn mỗi tháng.

“Chúng tôi ước tính tiềm năng xuất khẩu gia cầm của Nga sang Trung Quốc có thể đạt khoảng 200.000 tấn mỗi năm và riêng Cherkizovo đang nhắm mục tiêu đạt 40.000 tấn vào năm tới”, ông Mik Mikailov cho biết.

Nga sẵn sàng khỏa lấp khoảng trống của thương chiến Mỹ-Trung - Ảnh minh hoạ 2

Heo chết được vận chuyển đến bãi rác như một phần của hoạt động tiêu hủy của chính phủ tại Hồng Kông. Ảnh: The New York Times

Là nhà sản xuất và tiêu thụ thịt heo lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã bắt đầu chuyển sang các loại thịt khác, cả sản xuất trong nước lẫn nhập khẩu, sau khi cơn sốt dịch bệnh heo bùng phát dữ dội vào tháng 8 năm ngoái. Do cơn dịch bệnh, ước tính sản xuất thịt heo của Trung Quốc sẽ giảm 30%.

Trung Quốc và Nga đã tìm cách tăng thương mại nông nghiệp trong vài năm qua. Năm ngoái, thương mại về nông sản và thực phẩm giữa hai nước đã tăng gần 30%, đạt 5,23 tỉ USD.

Hợp tác nông nghiệp đã được đề cao trong chương trình nghị sự song phương khi Bắc Kinh và Moscow tìm cách củng cố hơn nữa mối quan hệ vốn đã gần gũi của họ khi đối mặt với mối quan hệ căng thẳng với Mỹ.

Trong một tuyên bố chung được đưa ra hôm 5-6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã cam kết sẽ mở rộng thương mại các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chất lượng tốt. Các công ty từ hai nước cũng được khuyến khích thúc đẩy hợp tác trong chuỗi cung ứng đậu nành.

Mikhailov cho biết Cherkizovo là một trong 30 công ty Nga gần đây được phép cung cấp trực tiếp sản phẩm gia cầm cho Trung Quốc; và sẵn sàng lấp đầy khoảng trống trên thị trường Trung Quốc không chỉ trong cơ hội ngắn hạn do Mỹ để lại mà sẽ nhắm đến một mối quan hệ lâu dài.

Cho đến nay, Nga vẫn là một nhà xuất khẩu thịt heo và đậu nành nhỏ, nhưng Mikhailov cho biết đất nước có trữ lượng đất và nước rộng lớn, cũng như mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc. Do đó Nga có thể thành nhà cung cấp đáng tin cậy trong việc đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc.

“Kinh doanh thịt heo không hề ngắn hạn. Bạn phải mất hai năm để xây dựng trang trại, một năm để chăn nuôi heo và ba năm sau đó sản xuất. Và để có thể hoàn vốn thì bạn cần thêm 5 đến 10 năm nữa,” Mikhailov nói.

Mặc dù sản lượng đậu tương của Cherkizovo nhỏ - khoảng 40.000 tấn mỗi năm - xuất khẩu đậu tương cũng nằm trong kế hoạch của công ty. “Đây là sản phẩm chúng ta có thể hướng đến trong tương lai”, ông nói.

Trung Quốc cũng bắt đầu nhập khẩu các sản phẩm sữa vào tháng 5 và hai chính phủ cũng đã đàm phán về xuất khẩu thịt heo, mặc dù các yêu cầu về vệ sinh và kiểm dịch thực vật rất phức tạp và đôi khi khá tùy tiện.

Cho đến hiện nay, Mỹ, Brazil và Argentina là những nhà cung cấp đậu tương lớn của Trung Quốc, còn Nga chỉ cung cấp một phần nhỏ. Về thịt heo, các nước như Đức, Canada, Brazil, Tây Ban Nha và Hà Lan là những nhà xuất khẩu hàng đầu sang Trung Quốc.

Theo Nguyệt Ánh

Pháp luật TP.HCM

Nguồn tin: http://dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây