Các binh lính đeo mặt nạ và mang vũ khí được triển khai tối ngày 12/9 (Ảnh: Khmer Times)
Tuyên bố chung được 39 nước đưa ra tại Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 14/9 nêu rõ: “Chúng tôi quan ngại sâu sắc về những leo thang căng thẳng chính trị tại Campuchia, đe dọa đến hoạt động hợp pháp của các đảng đối lập và các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền”.
“Đang có những quan ngại đặc biệt về những hành động pháp lý không phù hợp nhằm vào những người chỉ trích chính phủ”, ông Keith Harper, Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, cho biết.
Tuyên bố được các nước Mỹ, Australia và 28 nước Liên minh châu Âu (EU) nhất trí thông qua, đồng thời kêu gọi các bên tại Campuchia ngay lập tức làm dịu tình hình.
Trước đó một ngày, Hạ viện Mỹ đã thông qua bản kiến nghị chỉ trích hành vi “quấy rối” bằng cách hành vi pháp lý đối với các thành phần thuộc đảng đối lập ở Campuchia. Tuy nhiên chính phủ Campuchia bác bỏ các cáo buộc này.
Phản ứng trước động thái trên của cộng đồng quốc tế, Đại sứ Campuchia tại Liên hợp quốc, ông Ney Samol, cho biết nước này không hoan nghênh sự can thiệp từ bên ngoài vào các vấn đề nội bộ của Campuchia.
Hôm 12/9, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Hun Sen đã cảnh báo đảng CNRP đối lập về kế hoạch của đảng này tổ chức biểu tình quy mô lớn chống lại việc kết tội Phó Chủ tịch CNRP Kem Sokha vào ngày mai 16/9.
Trước đó cùng ngày, CNRP thông báo sẽ tổ chức tuần hành quy mô lớn sau khi Tòa án thành phố Phnom Penh ngày 9/9 tuyên án vắng mặt ông Kem Sokha 5 tháng tù giam vì không ra trình diện tại tòa trong phiên xét xử vụ mua dâm liên quan đến một nữ nhân viên gội đầu.
Nhật Minh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn