“Chắc chắn là chúng tôi sẽ không ủng hộ việc này. Quân nhân Mỹ đồn trú ở Đức cũng là để bảo vệ an ninh cho Ba Lan”, Ngoại trưởng Ba Lan Jacek Czaputowicz trả lời báo Rzeczpospolita.
Quan chức ngoại giao này nói các lực lượng Mỹ ở Đức được coi như đội ngũ dự bị trong trường hợp Ba Lan bị đối thủ tấn công trong khu vực. Ông Czaputowicz cho rằng năng lực răn đe và sự hiệu quả của lực lượng này là yếu tố quyết định.
Hồi đầu tháng, Đại sứ Mỹ tại Đức Richard Grenell chỉ trích mạnh mẽ Đức liên quan tới vấn đề chi tiêu quân sự của Berlin, đồng thời cảnh báo Washington có thể rút quân khỏi quốc gia châu Âu và đưa tới Ba Lan.
“Thật sự xúc phạm khi kỳ vọng rằng người dân Mỹ sẽ phải trả cho hơn 50.000 quân nhân đồn trú tại Đức, nhưng người Đức lại sử dụng thặng dư thương mại với Mỹ vì mục đích nội địa”, ông Grenell cho hay.
Nhà ngoại giao này nói rằng ông đánh giá cao ý tưởng của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Gần đây, ông Trump đã triệu hồi Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Georgette Mosbacher, bàn về việc đưa quân từ Đức tới quốc gia Đông Âu. Ông Grenell nói rằng giờ đã là lúc Berlin “sẽ phải tự trả chi phí quốc phòng của riêng họ” và Mỹ phải hành động để đảm bảo điều này.
Trước đó, Đại sứ Mosbacher cho biết rằng Warsaw đã hoàn thành nghĩa vụ đóng góp quốc phòng cho NATO tương đương 2% GDP trong khi Đức chưa làm được điều này. Chính vì vậy, bà Mosbacher cho rằng quân đội Mỹ ở Đức lẽ ra phải được đưa sang Ba Lan.
Ông Trump là người thường xuyên lên tiếng chỉ trích vấn đề chi tiêu quốc phòng của Đức, cho rằng Berlin đã không đóng góp đầy đủ và khiến Mỹ đang phải chịu gánh nặng bảo vệ an ninh cho các đồng minh thân thiết. Tổng thống Mỹ được cho là từng cân nhắc muốn rút Washington khỏi liên minh quân sự.
Đức Hoàng
Theo Sputnik
Nguồn tin: http://dantri.com.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn