Lỗi "An operating system wasn’t found" là một trong những phổ biến thường xảy ra trên Windows 10 hoặc Windows 8.1. Lỗi này xảy ra sau khi người dùng nâng cấp Windows (từ Windows 8.1 lên Windows 10), cập nhật BIOS, .... Nếu trên màn hình máy tính Windows 10 hoặc Windows 8.1 của bạn hiển thị thông báo "An operating system wasn’t found. Try disconnecting any drives that don’t contain an operating system. Press Ctrl+Alt+Del to restart", thực hiện theo các bước dưới đây để khắc phục lỗi.
1. Chèn Windows Boot Media vào máy tính của bạn và khởi động máy tính từ đó.
2. Trên màn hình thiết lập đầu tiên, chọn Ngôn ngữ, định dạng thời gian và tiền tệ và Keyboard input, sau đó click chọn Next.
3. Trên cửa sổ tiếp theo, chọn Repair your computer.
4. Tiếp theo click chọn Troubleshoot => Advanced options => Startup Repair.
5. Chờ Windows tìm và khắc phục lỗi.
6. Sau khi Startup Repair đã hoàn tất, tiến hành khởi động lại máy tính Windows của bạn.
1. Chèn Windows Boot Media vào máy tính của bạn và khởi động máy tính từ đó.
2. Trên màn hình thiết lập đầu tiên, chọn Ngôn ngữ, định dạng thời gian và tiền tệ và Keyboard input, sau đó click chọn Next.
3. Trên cửa sổ kế tiếp, nhấn đồng thời tổ hợp phím Shift + F10 để mở cửa sổ Command Prompt.
4. Trên cửa sổ Command Prompt, bạn nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter để mở tiện ích DISKPART:
diskpart
5. Nhập câu lệnh dưới đây vào Command Prompt rồi nhấn Enter để kiểm tra xem ổ đĩa của bạn được thiết lập là phân vùng GPT hay MBR:
list disk
Tại cột GPT, bạn tìm:
- Nếu thấy biểu tượng dấu (*) có nghĩa là Partition Table của ổ đĩa là GPT.
- Nếu không nhìn thấy biểu tượng dấu (*) có nghĩa là Partition Table của ổ đĩa là MBR.
6. Nhập Exit vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter.
7. Nếu phân vùng là MRB, bạn làm theo các bước hướng dẫn dưới đây:
1. Đầu tiên tìm ổ cài đặt Windows. Để làm được điều này, trên của sổ Command Prompt, bạn nhập câu lệnh dưới đây vào:
dir C:
Lưu ý:
Nếu thư mục Windows được hiển thị, thực hiện theo các bước dưới đây. Nếu thư mục Windows không hiển thị, bạn nhập tiếp các lệnh bằng cách thay thế C: bằng tên các ký tự ổ khác (chẳng hạn như dir d:, dir e:, ...) cho đến khi tìm thấy ổ chứa thư mục Windows.
2. Sau khi tìm thấy ổ chưa thư mục Windows, bạn nhập tiếp câu lệnh dưới đây để tạo các tập tin khởi động (file boot) trên ổ đĩa rồi nhấn Enter:
bcdboot D:\Windows /S D:
Lưu ý:
Nếu Windows được lưu trữ trên ổ khác, thay thế D bằng tên ổ chứa Windows.
3. Sau khi file Boot được tạo, mở tiên tích DISKPART một lần nữa bằng cách nhập câu lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Promt:
diskpart
4. Tại lệnh DISPART, nhập:
list disk
5. Nhập câu lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter:
select disk X
Lưu ý:
Trong câu lệnh trên X là số ổ có chứa hệ điều hành, chẳng hạn như ổ 0.
6. Nhập từng câu lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter:
1. list volume
2. select volume X (trong đó X là số Volume có chứa thư mục Windows. Trong ví dụ trên volume là 3).
3. active
7. Nhập exit để đóng công cụ DISPART.
8. Đóng tất cả cửa sổ lại rồi khởi động lại máy tính của mình.
9. Lúc này có thể tháo Windows 10 Boot Media và khởi động lại máy tính của bạn bình thường.
1. Đầu tiên tìm ổ cài đặt Windows. Để làm được điều này, trên cửa sổ Command Prompt, bạn nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:
dir C:
Lưu ý:
Nếu thư mục Windows được hiển thị, thực hiện theo các bước dưới đây. Nếu thư mục Windows không hiển thị, bạn nhập tiếp các lệnh bằng cách thay thế C: bằng tên các ký tự ổ khác (chẳng hạn như dir d:, dir e:, ...) cho đến khi tìm thấy ổ chứa thư mục Windows.
2. Tiếp theo mở tiện ích DISKPART bằng cách nhập câu lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter:
diskpart
3. Tại lênh DISKPART, bạn nhập:
list disk
4. Tiếp theo nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:
select disk X
Lưu ý: trong câu l;ệnh trên, X là số ổ có chứa hệ điều hành
5. Nhập câu lệnh dưới đây vào rồi nhấn Enter:
list partition
6. Tìm phân vùng có tên là System.
7. Chọn phân vùng System bằng cách nhập câu lệnh:
select partition X
Lưu ý: trong đó X là số phân vùng có tên là System
8. Gán ký tư một ổ vào phân vùng System bằng cách nhập câu lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter:
assign letter=S:
Lưu ý:
Trong câu lệnh trên, thay thế S bằng tên ký tự ổ đĩa.
9. Nhập exit vào cửa sổ Command Prompt rồi nhấn Enter để đóng công cụ DISKPART.
10. Nhập từng câu lệnh dưới đây, sau mỗi câu lệnh nhấn Enter:
1. cd /d S:\EFI\Microsoft\Boot\
2. ren BCD BCD.bak
3. bcdboot C:\Windows /l en-us /s m: /f UEFI
Lưu ý:
1. Thay thế S bằng tên ổ mà bạn gán với phân vùng System.
2.Nếu Windows nằm trên ổ đĩa khác, bạn sử dụng tên ổ đó để thay thế C.
3. Trong câu lệnh thứ 3, phần "/l en-us" sử dụng để thiết lập ngôn ngữ Windows là tiếng Anh. Nếu bạn muốn thiết lập một ngôn ngữ khác, thay thế "/l en-us" bằng mã ngôn ngữ phù hợp.
11. Đóng tất cả cửa sổ lại rồi khởi động lại máy tính của mình.
12. Lúc này có thể tháo Windows 10 Boot Media và khởi động lại máy tính của bạn bình thường.
Chúc các bạn thành công!
Tác giả: Dương Huyền (Theo Wintips)
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn