Phần mềm gián điệp iPhone
Mặc dù iPhone được thiết kế chú trọng đến vấn đề bảo mật và quyền riêng tư nhưng do có kết cấu quá phức tạp nên các chip dòng A và hệ điều hành iOS vẫn luôn có những lỗ hổng zero-day – những lỗ hổng mà Apple chưa biết, đang chờ được khám phá.
Ảnh minh hoạ.
Việc khám phá và khai thác những thứ này đòi hỏi nguồn lực khổng lồ. Do đó, các công ty phần mềm gián điệp phải trả cho tin tặc hàng triệu USD để tìm ra các lỗ hổng này. Phần mềm gián điệp iPhone nổi tiếng nhất là Pegasus của NSO, Graphite của Paragon.
Điều đáng chú ý nhất về Pegasus và Graphite là chúng sử dụng các cuộc tấn công không cần nhấp chuột, không cần phải đánh lừa người dùng nhấn vào một liên kết hoặc truy cập một trang web. Người dùng chỉ cần nhận một iMessage được thiết kế cẩn thận, không cần tương tác theo bất kỳ cách nào. Sau đó, phần mềm gián điệp sẽ cung cấp cho kẻ tấn công quyền truy cập vào hầu hết mọi thứ trên iPhone, bao gồm tin nhắn, email, ảnh, danh bạ và vị trí.
Cả chính phủ Mỹ và Apple đều đang chống trả các vụ tấn công iPhone này. Mỹ đã cấm nhập sử dụng Pegasus trong khi Apple đã chủ động cảnh báo những người đã bị nhắm mục tiêu trong suốt 2 năm qua.
Cảnh báo hack iPhone gửi tới lãnh đạo Ấn Độ
Theo TechCrunch, “Nhà Táo” đã gửi cảnh báo hack iPhone tới ông Rahul Gandhi, cựu lãnh đạo Đảng Quốc đại (INC) ở Ấn Độ. Các cảnh báo bổ sung cũng đã được gửi cho những người khác có liên quan.
Ngoài ra, hãng này cũng đã cảnh báo tới hơn 10 nhà lập pháp Ấn Độ, nhắc nhở iPhone của những người này đang là mục tiêu của các cuộc tấn công. Động thái này diễn ra chỉ vài tháng trước cuộc tổng tuyển cử ở quốc gia Nam Á.
Apple lâm vào thế khó xử
Thực tế, các cuộc tấn công này hầu như chỉ được thực hiện bởi các tác nhân nhà nước - chính phủ. Trong trường hợp này, nhiều quan chức chính phủ đang tìm cách theo dõi các chính trị gia đối lập và những người khác – những người có thể biết về kế hoạch cho chiến dịch bầu cử sắp tới.
Nhà nghiên cứu bảo mật cũng nhận được văn bản cảnh báo từ Apple.
Cũng như Trung Quốc, Apple dựa vào sự hợp tác chặt chẽ với chính phủ Ấn Độ để tạo điều kiện cho việc sản xuất iPhone đang phát triển nhanh chóng tại nước này. CEO Apple - Tim Cook đã từng đích thân gặp Thủ tướng Ấn Độ - Narendra Modi nhiều lần.
Các nhà lãnh đạo này đã có một số cuộc đàm phán kéo dài và phức tạp, có liên quan tới việc mở cửa hàng Apple Store trong nước. Công ty có trụ sở Cupertino sẽ không muốn làm bất cứ điều gì ảnh hưởng đến mối quan hệ đó.
Tuy nhiên, hãng cũng không thể ngồi yên trước các chủ thể đang tiến hành hack iPhone trên quy mô lớn và có tính chất nghiêm trọng.
Công ty đã có cách xử lý khôn khéo khi gửi lời cảnh báo tới người dùng iPhone và mô tả các cuộc tấn công có thể là do nhà nước bảo trợ, không xác định quốc gia nào.
Nhà nghiên cứu bảo mật cũng được cảnh báo
Một nhà nghiên cứu bảo mật di động có tài khoản Twitter là peterpan0927 cũng nhận được cảnh báo tương tự từ Apple. Trong đó, người này cũng được Apple khuyên nên kích hoạt Chế độ khóa – Lockdown Mode.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn