Cổ thư 2.000 năm vẽ chân dung Chúa Jesus

Thứ năm - 01/12/2016 21:51
Một quyển sách cổ đại ghép từ nhiều trang bằng đồng và chì lưu giữ chân dung lâu đời nhất về Chúa Jesus được các chuyên gia thẩm định có niên đại khoảng 2.000 năm.
co-thu-2000-nam-ve-chan-dung-chua-jesus

Cuốn sách 2.000 năm tuổi được chứng minh là cổ thư lâu đời nhất về Chúa Jesus. Ảnh: David Elkington.

Những trang sách kim loại ghép với nhau bằng gáy lò xo nhắc tới Chúa Jesus và các môn đồ của Ngài được Hassan Saeda, một người du cư từ Israel phát hiện ở vùng hẻo lánh tại Jordan năm 2008, theo Mirror. Các chuyên gia phân tích chữ viết và biểu tượng trong cuốn sách nhận định cuốn sách ra đời trong khoảng thời gian vài năm sau khi Chúa Jesus bắt đầu đi giảng kinh.  

Các trang sách cho thấy Chúa Jesus không tạo ra tôn giáo riêng, mà tiếp nối tín ngưỡng hàng nghìn năm từ thời vua David (năm 1040 - 970 trước Công nguyên). Ngài tôn thờ cả nam thần và nữ thần. Ý chính trong cuốn sách là Chúa Jesus khuyến khích thờ phụng trong đền Solomon, được cho là nơi Thiên Chúa từng xuất hiện. Cuốn sách được gọi là sách chép tay để phân biệt với loại sách cuộn. Trên một trang sách lưu giữ chân dung Chúa Jesus.

Cuốn sách chép tay có hình ngôi sao 8 cánh bao phủ, biểu trưng cho sự xuất hiện của Đấng cứu thế. Các trang sách cũng nhắc đến tên Chúa Jesus và môn đồ James, Peter và John.

Vợ chồng nhà văn David và Jennifer Elkington ở Gloucestershire đã tổ chức chiến dịch vận động từ năm 2009 để kêu gọi công nhận và bảo vệ cuốn sách nhưng nhiều người cho rằng đây là đồ giả.

Kết quả kiểm tra mới do giáo sư Roger Webb và giáo sư Chris Jeynes ở phòng thí nghiệm Nodus thuộc Đại học Surrey, thực hiện, xác nhận cuốn sách giống mẫu vật bằng chì từ thời La Mã cổ đại mà các nhà khảo cổ tìm thấy trong một cuộc khai quật ở Dorset, Anh.

Các chuyên gia cho rằng cuốn sách chép tay họ kiểm tra không có phóng xạ phát ra từ chất polonium thường thấy ở những mẫu chì hiện đại, chỉ ra chì trong cuốn sách chép tay bị chảy từ cách đây hơn 100 năm.

"Trong khi mức độ phân hủy và xói mòn khác nhau tùy theo điều kiện môi trường ở nơi lưu giữ, có dấu hiệu phân hủy ở mặt trong lớp chì. Vật liệu oxy hóa và chia nhỏ ở mức độ nguyên tử để trở về trạng thái tự nhiên. Điều này không xuất hiện ở những đồ vật bằng chì vài trăm năm tuổi và không thể tạo ra bằng kích thích nhân tạo như đun nóng. Đây là chứng cứ mạnh mẽ cho thấy cuốn sách có niên đại lớn. Nghiên cứu chữ viết và thiết kế cũng chỉ ra niên đại khoảng 2.000 năm tuổi", nhóm nghiên cứu cho biết. 

Phân tích tinh thể hóa chỉ ra cuốn sách chép tay khoảng 1.800 - 2.000 năm tuổi. Phân tích chữ viết của các học giả xác nhận ngôn ngữ viết trong sách là tiếng Do Thái cổ.

Xem thêm: Lý do thúc đẩy giới khoa học mở mộ Chúa Jesus

Phương Hoa 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây